Khi bạn tạo ra một sản phim phim ảnh, video thì không thể nào không nhắc đến shotlist. Hiểu được shot list là gì sẽ giúp bạn biết được những cảnh cần quay trong ngày và không bỏ sót những cảnh quan trọng. Bài viết dưới đây của Viewfinder Media sẽ giới thiệu cho bạn về shotlist, cách tạo shot list và một số điều lưu ý khi thực hiện.
1. Shot list là gì?
Shot list là gì? Shotlist là một bảng tổng hợp tất cả các cảnh quay dự định thực hiện trong một ngày hoặc một dự án. Shot list sẽ cung cấp cho bạn một danh sách cảnh quay cụ thể để kiểm tra và giúp ekip làm việc có thể nắm được tiến độ làm việc.
Tìm hiểu về shot list là gì?
>>>> GỢI Ý: Hậu kỳ là gì? Vai trò của hậu kỳ trong sản xuất phim, ảnh
2. Cách tạo ra shot list
Vậy cách tạo ra shot list là gì? Để tạo shotlist, đầu tiên bạn cần có một kịch bản hoàn chỉnh. Sau đó, bạn sẽ thảo luận với đạo diễn về những cảnh quay cần phải thực hiện. Cuối cùng chính là tái hiện lại những cảnh quay đó một cách trực quan nhất trên giấy hoặc là máy tính.
Cách tạo ra shotlist trong quay phim là gì?
>>>> THAM KHẢO NGAY: Các thiết bị quay phim chuyên nghiệp không thể thiếu
3. Bảng phân tích shot list
Bảng phân tích shotlist có thể được điều chỉnh cho phù hợp với mục đích của từng dự án quay phim. Tuy nhiên, thông thường một shot list template sẽ có những yếu tố sau:
- Bối cảnh ở đâu, sắp xếp bối cảnh như thế nào?
- Có bao nhiêu nhân vật trong phân cảnh đó?
- Có những đạo cụ nào sử dụng trọng trong phân cảnh này?
- Góc máy trong phân cảnh này là gì (cận cảnh, cảnh rộng…)?
- Thực hiện cú máy như thế nào (chụp tĩnh, chụp động, dolly…)?
Những yếu tố thường gặp khi làm shotlist trong quay phim là gì?
- Có bao nhiêu camera trong set, camera nào là chính?
- Ánh sáng, hiệu ứng được setup như thế nào?
- Cảnh quay được thực hiện trong nhà (INT) hay bên ngoài (EXT)?
- Cảnh quay diễn ra vào ban ngày (D) hay ban đêm (N)?
>>>> DÀNH CHO BẠN: Executive producer là gì và 7 kỹ năng cần có của vị trí này
4. Một số điều cần xem xét khi làm shot list
Sau khi đã tìm hiểu về shot list là gì cũng như cách thực hiện, cơ bản bạn đã có thể lập cho mình một bảng shotlist. Tuy nhiên, để shot list này trở nên đầy đủ và hoàn hảo hơn, bạn cần đặc biệt chú ý đến một số yếu tố sau:
4.1. Mức độ phù hợp
Trong storyboard có thể không cần B-roll, tuy nhiên bạn nên đưa B-roll vào shot list của mình. Thêm B-roll hoặc Overage có thể giúp đa dạng cảnh quay hơn, không bị cố định vào 1 cảnh quay duy nhất. Điều này sẽ giúp bạn có thêm tài nguyên và tiết kiệm thời gian hơn trong quá trình hậu kỳ.
B-roll giúp cảnh quay đa dạng hơn
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Phông xanh trong quay video và tất tần tật thông tin
4.2. Cân nhắc thời gian và setup quay
Thời gian và setup chính là yếu tố tiếp theo trả lời cho câu hỏi những điều cần xem xét khi làm shot list là gì. Thời gian luôn là yếu tố quan trọng trong mỗi cảnh quay. Nếu bạn biết được mình mất bao nhiêu thời gian cho một cảnh quay, bạn sẽ tính được số cảnh quay sẽ thực hiện trong ngày. Từ đó, sẽ lên được kế hoạch quay phim phù hợp.
Tính toán thời gian mỗi cảnh quay giúp lên kế hoạch dễ dàng
4.3. Chú ý đến góc quay
Nếu cảnh quay cần nhiều góc độ, hãy bắt đầu từ góc rộng sau đó từ từ tiến dần vào cận cảnh. Khi quay cảnh rộng cần setup cảnh quay một cách đẹp mắt và hợp lý nhất, vì cảnh rộng sẽ bao quát toàn bộ không gian. Ngược lại, khi chuyển sang cận cảnh không cần quá lo lắm về setup vì chỉ focus vào một điểm cố định.
Góc quay cũng cần được chú ý khi làm shot list
4.4. Mỗi ngày một lần
Điều cuối cùng nhưng cũng quan trọng không kém khi tạo shot list là gì? Nếu dự án của bạn cần quay dài ngày, hãy chia nhỏ các ngày quay và thành lập shot list cho từng ngày một. Chia nhỏ shotlist sẽ giúp cảnh quay của mỗi ngày được chăm chút hơn. Thêm vào đó, người thực hiện cũng sẽ không bị phân tâm bởi những cảnh quay của ngày khác.
Tạo shotlist cho từng ngày
4.5. Sản xuất quy mô nhỏ
Đối với các cảnh quay quy mô nhỏ hơn, làm việc như là một người đơn lẻ, một nhóm nhỏ hoặc nhóm lại cực kỳ hiệu quả. Việc hoàn thành một danh sách cần quay đơn giản và nhanh chóng hơn. Danh sách shotlist sẽ bao gồm cảnh, chủ đề, chuyển động của cảnh, góc (gần, trung bình, rộng) và bất kỳ ghi chú cụ thể nào mô tả công việc đang thực hiện.
4.6. Sản xuất quy mô lớn
Đối với các dự án, cảnh quay lớn hơn, bạn sẽ cần tạo một shot list cầu kỳ và chỉn chu hơn. Việc cung cấp nhiều thông tin, danh sách chi tiết sẽ giúp những người khác cũng dễ hiểu và ít đặt ra câu hỏi hơn. Danh sách mở rộng này có thể bao gồm các chi tiết như ống kính, máy quay, yêu cầu về âm thanh, hiệu ứng đặc biệt cùng với nhiều thứ khác nữa.
Bài viết trên đây là toàn bộ thông tin giúp bạn trả lời cho câu hỏi shot list là gì? Qua bài viết, chắc bạn cũng hiểu rằng tạo ra một shot list sẽ giúp việc quay phim trở nên trơn tru hơn. Nếu bạn vẫn còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay với Viewfinder Media để được hỗ trợ nhanh nhất nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.