Bật Mí Các Vị Trí Trong Đoàn Làm Phim Chuyên Nghiệp

Bật Mí Các Vị Trí Trong Đoàn Làm Phim Chuyên Nghiệp

September 27, 2023

Các vị trí trong đoàn làm phim sẽ đảm nhận và chịu trách nhiệm cho nhiều nhiệm vụ khác nhau. Dù cho kịch bản phức tạp hay đơn giản, bất kỳ một dự án phim nào cũng đòi hỏi sự kết hợp nhịp nhàng giữa tất cả bộ phận. Vậy trong một ekip làm phim chuyên nghiệp sẽ có những vị trí nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây của Viewfinder Media nhé!

1. Các vị trí trong đoàn làm phim

Dưới đây là danh sách các thành phần trong đoàn làm phim:

1.1. Biên kịch (Script writer)

Biên tập nội dung, còn được gọi là biên kịch, là một vị trí trong đoàn làm phim có trách nhiệm tạo ra kịch bản cho một bộ phim. Biên kịch sử dụng sự sáng tạo để suy nghĩ ý tưởng và viết nên kịch bản, cốt truyện. Biên kịch cùng với kịch bản của họ là điều kiện hàng đầu để tạo nên một tác phẩm hay. Do đó, không phải hiển nhiên mà biên kịch lại đứng đầu trong danh sách các vị trí trong đoàn làm phim này.

post image

Nhà biên tập kịch bản của một bộ phim

Kịch bản có thể cần chỉnh sửa trong quá trình quay phim, do đó công việc của một biên kịch không chỉ dừng lại ở quá trình sản xuất. Họ còn có nhiệm vụ thay đổi, bổ sung hoặc cắt giảm những chi tiết để phù hợp với tầm nhìn tổng thể của bộ phim. Nguồn cảm hứng của một nhà biên kịch có thể xuất hiện một cách bất ngờ từ một cái tên, một câu chuyện, một mẫu tin, một bài báo,...

>>>> XEM NGAY: Storyboard là gì? Vai trò của storyboard trong sản xuất phim

1.2. Đạo diễn (Director)

Đạo diễn hay Director được coi là "thầy phù thủy" của bộ phim. Đạo diễn chịu trách nhiệm trong việc kiểm soát nội dung, âm thanh, cảnh quay, quản lý ánh sáng và tính toán thời gian,... nhằm tạo ra giá trị nghệ thuật và thẩm mỹ cho bộ phim. Ngoài ra, họ còn thực hiện các khâu quan trọng như lựa chọn cảnh quay và sắp xếp các yếu tố khác để tạo ra một tác phẩm hoàn chỉnh. Trong lĩnh vực điện ảnh, vị trí đạo diễn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra một bộ phim có nội dung và hình thức ấn tượng và hút khán giả.

post image

Đạo diễn có vai trò quan trọng trong quy trình sản xuất phim

Trước đây, đạo diễn thường phải làm nhiều công việc như chỉ đạo diễn xuất và thực hiện hậu kỳ. Tuy nhiên, để chuyên nghiệp hóa từng công đoạn trong quá trình làm phim, ta đã thấy các chức danh như đạo diễn hình ảnh, đạo diễn âm thanh và chỉ đạo diễn xuất được bổ sung thêm vào danh sách các vị trí trong đoàn làm phim.

>>>> DÀNH CHO BẠN: Thời lượng TVC quảng cáo lý tưởng là bao lâu?

1.3. Chịu trách nhiệm sản xuất (Producer )

Producer - Nhà sản xuất trong ngành công nghiệp điện ảnh là vai trò cơ bản nhất trong mọi phần của quá trình làm phim. Mỗi thành viên trong đoàn làm phim đều đóng một vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất. Nhưng vai trò của producer là điều phối hoạt động toàn bộ, đảm bảo sự phối hợp hiệu quả giữa các bộ phận. Từ giai đoạn chuẩn bị, tiền kỳ cho tới hậu kỳ, nhà sản xuất đều tham gia và theo dõi tiến trình thực hiện của toàn bộ đội ngũ sản xuất.

post image

Nhà sản xuất phim

Đây là một trong các vị trí trong đoàn phim có thể đảm nhận nhiều công việc khác nhau. Chẳng hạn như xây dựng kế hoạch sản xuất, lên lịch quay phim, đảm bảo nguồn tài chính, định hình dự án, tuyển dụng đội ngũ,...

1.4. Quay phim (Camera operator ) - Các vị trí trong đoàn làm phim

Camera Operator là người chịu trách nhiệm vận hành camera và quay lại những phân đoạn diễn xuất của diễn viên. Quá trình này sẽ diễn ra dưới sự chỉ đạo của đạo diễn hoặc đạo diễn hình ảnh (DOP). Công việc của người quay phim bao gồm cấu hình, điều chỉnh và thử nghiệm máy quay, lựa chọn góc quay, điều chỉnh khung hình, theo dõi diễn biến của cảnh quay và điều chỉnh focus (lấy nét) để đảm bảo hình ảnh được ghi lại chất lượng.

post image

Người quay phim trong đoàn làm phim

Tuy nhiên, trong trường hợp người quay phim đảm nhận vai trò của một đạo diễn hình ảnh. Họ sẽ làm việc và trao đổi với đạo diễn nhằm thống nhất ý tưởng quay và góc máy phù hợp. Camera Operator cũng là một trong các vị trí trong đoàn làm phim mang tính quyết định độ thành công của tác phẩm.

1.5. Thư ký trường quay (Script supervisor)

Thư ký trường quay là người sở hữu sự hiểu biết rõ về cách hoạt động của các bộ phận kỹ thuật trong quá trình sản xuất phim. Công việc của thư ký trường quay là ghi lại chi tiết về ống kính, tiêu cự, độ dài, âm thanh, ánh sáng, bố cục quay và số cảnh quay trong quá trình làm phim.

Ngoài ra, thư ký trường quay còn phải theo dõi tiến trình quay phim, ghi chú lại bất kỳ sự khác biệt nào giữa cảnh quay và kịch bản. Họ cũng phải chú ý đến sự di chuyển của diễn viên, đạo cụ và các chi tiết khác, đảm bảo sự liên tục giữa từng cảnh quay và từng phân đoạn trong phim.

post image

Thư ký trường quay hay còn gọi là Script supervisor

Khả năng tập trung và ghi nhớ của thư ký trường quay là điều cần thiết. Vì ngoài việc ghi chép, họ còn phải ghi nhớ các cảnh quay, vị trí diễn viên và sự di chuyển các đạo cụ khi chuyển cảnh. Thư ký trường quay cũng nắm giữ vai trò vô cùng quan trọng so với các vị trí trong đoàn làm phim.

1.6. Trợ lý đạo diễn (Assistant director/AD)

Trợ lý đạo diễn đảm nhận vai trò quan trọng như một "cánh tay đắc lực" cho đạo diễn trong quá trình sản xuất phim. Họ đồng hành cùng đạo diễn và hỗ trợ công việc của đạo diễn trong suốt quá trình sản xuất. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của trợ lý đạo diễn là tạo ra một môi trường làm việc hiệu quả cho toàn bộ đội ngũ trên trường quay.

post image

Assistant director/AD của một đoàn phim

Bên cạnh đó, trợ lý đạo diễn còn đóng vai trò là trung gian kết nối các vị trí trong đoàn làm phim. Họ đảm nhiệm công việc báo cáo lịch quay hàng ngày cùng với lịch nghỉ ngơi cho các bộ phận, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị chi tiết cho cảnh quay và tổ chức sắp xếp cảnh quay một cách thuận tiện,...

1.7. Biên tập viên (Editor) - Các vị trí trong đoàn phim

Editor là người tổng hợp tất cả các cảnh quay chưa qua chỉnh sửa sau khi đoàn làm phim đóng máy quay. Kết hợp với các ghi chú từ thư ký trường quay, editor có thể sắp xếp được trình tự chính xác của các cảnh quay một cách hợp lý. Sau đó, editor sẽ tiến hành ghép nối, chỉnh sửa và chèn thêm các hiệu ứng cần thiết để tạo ra một bộ phim hoàn chỉnh. Đây là nhiệm vụ của biên tập viên trong những vị trí trong đoàn phim.

post image

Editor tổng hợp các cảnh quay thành thước phim hoàn thiện

1.8. Trợ lý sản xuất (Production assistant)

Production assistant (hay còn gọi là trợ lý sản xuất) là một công việc có số lượng nhiệm vụ thực hiện tùy thuộc vào nhu cầu của phim trường tại bất kỳ thời điểm nào. Trách nhiệm của trợ lý sản xuất là hỗ trợ nhà sản xuất các công việc điều hành tại trường quay. Chẳng hạn như thông báo cho các diễn viên chuẩn bị công việc, kiểm tra các vấn đề trước khi quay và cung cấp giấy tờ cho đoàn làm phim nếu cần,….

post image

Production assistant trong đoàn làm phim

Ngoài ra, họ còn đảm nhiệm các công việc giấy tờ tại văn phòng, photo giấy tờ, lấy đồ ăn trưa,…. Trợ lý sản xuất là một trong các vị trí trong đoàn làm phim đòi hỏi sự tận tâm trong công việc bởi vì họ luôn phải có mặt đầu tiên và rời cuối cùng của đoàn.

1.9. Tổ Điện (Electrical)

Gaffer - Người đứng đầu tổ điện có nhiệm vụ thiết kế và triển khai các phương án đặt đèn đã được lập ra phục vụ cho quá trình quay phim. Một gaffer giàu kinh nghiệm có thể điều phối hoàn toàn công việc đánh sáng, đặt đèn và hiểu rõ về việc sử dụng các loại đèn, cường độ ánh sáng cần thiết, và gel màu gì,... Nhằm đạt được ánh sáng cần thiết mà đạo diễn và DP mong muốn đạt được.

post image

Vai trò của tổ điện trong đoàn làm phim

Tổ điện cũng bao gồm các kỹ thuật viên ánh sáng, có trách nhiệm đặt và điều khiển các thiết bị đèn. Vai trò của tổ điện trong quay phim là đảm bảo ánh sáng đúng mức, không gây gợn, gia tăng chất lượng hình ảnh và những yếu tố quan trọng khác liên quan đến điện trong sản xuất nghệ thuật của bộ phim. Do đó, tổ điện rất quan trọng trong danh sách các vị trí trong đoàn làm phim.

1.10. Tổ Grip

Tổ Grip là một trong các vị trí trong đoàn phim có trách nhiệm làm việc cùng với tổ điện để sắp xếp và bố trí đèn một cách hiệu quả nhất cho mỗi cảnh quay. Họ còn phụ trách công việc di dời thiết bị trên trường quay, điều chỉnh bối cảnh để có thể đưa máy quay vào vị trí và lắp ráp dolly.

post image

Nhiệm vụ của tổ Grip

Đứng đầu tổ Grip là người làm việc cùng với DP trong việc thiết lập phim trường để đạt hiệu quả cao nhất. Người này thường được gọi là Key Grip. Với nhiều DP có một Key Grip giỏi, DP hầu như không phải lo lắng nhiều cho công việc của họ.

1.11. Tổ âm thanh hiện trường

Tổ âm thanh hiện trường đảm nhiệm việc thu âm đồng bộ trực tiếp tại hiện trường quay phim. Vì vậy, không thể bỏ qua tổ âm thanh hiện trường khi đề cập đến danh sách các vị trí trong đoàn làm phim. Thông thường, trong các đoàn phim nhỏ, tổ này sẽ bao gồm hai thành viên, bao gồm hoà âm hiện trường và điều khiển boom.

Hoà âm hiện trường là người đứng đầu tổ âm thanh hiện trường và có trách nhiệm ghi âm tất cả các âm thanh trong quá trình quay phim. Trong khi đó, người điều khiển boom có nhiệm vụ cài đặt và di chuyển microphone trong quá trình quay.

post image

Tổ âm thanh trong đoàn làm phim

Ngoài ra, tổ âm thanh hiện trường còn có một kỹ thuật viên hỗ trợ khá linh hoạt. Người này thường giúp quấn dây cáp cho người cầm boom trong quá trình quay phim. Tùy thuộc vào độ phức tạp của cảnh quay, nhà sản xuất có thể quyết định thuê thêm một người hỗ trợ cho tổ âm thanh hiện trường hay không.

1.12. Tổ mỹ thuật

Tổ mỹ thuật là vị trí cuối cùng nằm trong danh sách các vị trí trong đoàn làm phim. Tổ mỹ thuật trong làm phim là nhóm người có nhiệm vụ thiết kế và thực hiện các yếu tố hình ảnh trong một bộ phim. Thường được chia thành nhiều tổ nhỏ như tổ thiết kế mỹ thuật, các họa sĩ thiết kế bối cảnh, họa sĩ phác thảo, tổ trang trí bối cảnh, tổ phong cảnh,...

post image

Tổ mỹ thuật góp phần tạo nên các bối cảnh quay phim sinh động

Công việc của tổ mỹ thuật bao gồm xây dựng và tạo hình các bối cảnh, các yếu tố hình ảnh khác. Nhằm tạo ra một thế giới đồ họa trực quan và phù hợp với câu chuyện của bộ phim.

2. Ekip sản xuất phim chuyên nghiệp tại Viewfinder Media

Nếu bạn đang tìm kiếm một ekip sản xuất phim uy tín và tạo ra những thước phim tuyệt vời mang tính chuyên nghiệp. Thì Viewfinder Media chính là một sự lựa chọn phù hợp dành cho bạn. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất video quảng cáo, Viewfinder là đối tác đáng tin cậy mà bạn có thể đặt niềm tin trong quá trình hợp tác. Nhờ sở hữu nguồn lực dồi dào, Viewfinder có thể đáp ứng mọi dự án lớn nhỏ của khách hàng.

Với đội ngũ sản xuất đông đảo hơn 60 thành viên tài năng, Viewfinder hiện nay là một trong những công ty hàng đầu trong lĩnh vực quảng cáo. Công ty luôn tạo ra những ý tưởng sáng tạo xứng đáng với kinh nghiệm tích lũy được sau nhiều năm làm việc với các nhãn hàng danh tiếng.

post image

Viewfinder Media và ekip sản xuất chuyên nghiệp

Không chỉ là một đội ngũ chuyên nghiệp, thành viên của Viewfinder còn có kiến thức sâu về nhiều loại sản phẩm và dịch vụ đa dạng. Đây là kết quả của thành công mà họ đã đạt được qua việc thực hiện thành công các dự án quảng cáo truyền hình lớn. Họ đã có cơ hội tiếp xúc và làm việc với nhiều lĩnh vực khác nhau, từ thực phẩm, thời trang cho đến dịch vụ công nghệ, đủ để hiểu rõ và đáp ứng yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm.

Với tâm huyết của đội ngũ nhân viên và sứ mệnh của công ty, Viewfinder luôn đặt lợi ích của khách hàng lên hàng đầu. Công ty cam kết mang đến cho khách hàng những sản phẩm chất lượng nhất, từ khâu lên ý tưởng cho đến sản xuất cuối cùng. Viewfinder tin rằng chất lượng là yếu tố quan trọng để tạo nên sự thành công trong lĩnh vực quảng cáo và sẽ không ngừng nỗ lực để mang đến mọi khách hàng những trải nghiệm tốt nhất.

Bài viết trên đây bao gồm thông tin về các vị trí trong đoàn làm phim mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về mảng sản xuất phim. Nếu cần hỗ trợ bất cứ vấn đề gì, đừng ngần ngại mà hãy liên hệ với Viewfinder Media ngay bạn nhé!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

các vai trò trong đoàn làm phimcác vị trí trong đoàn phimcác thành phần trong đoàn làm phimvị trí trong đoàn phimcác chức vụ trong đoàn phimcác chức danh trong đoàn làm phim
logo

Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.

Chia sẻ bài viết này

Rolling, Action!

Liên hệ ngay