28 Góc Máy Trong Quay Phim Cơ Bản Cho Nhiều Ngành Nghề

28 Góc Máy Trong Quay Phim Cơ Bản Cho Nhiều Ngành Nghề

September 13, 2023

Việc điều chỉnh phù hợp góc máy trong quay phim có vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng phim. Đây là cách để các nhà làm phim truyền tải được truyền tải được thông điệp và cảm xúc đến với người xem. Nếu đi sâu hơn vào lĩnh vực làm phim bạn sẽ được biết nhiều hơn về các góc quay, phương pháp và kỹ thuật để cho ra những thước phim đẹp mắt. Bài viết dưới đây của Viewfinder Media sẽ giúp bạn rõ hơn về các góc quay trong phim.

>>>> XEM THÊM: Dịch vụ quay TVC chuyên nghiệp, viral, chất lượng cao 

1. Góc quay đóng vai trò gì cho mỗi thước phim?

Góc máy trong quay phim là một trong bốn yếu tố kỹ thuật quan trọng, được hiểu là góc nhìn từ máy đến chiều dài, chiều rộng và cả chiều sâu đều phải cân xứng với vật hoặc hành động được quay. Điều này có nghĩa là các góc máy quay cơ bản sẽ quyết định những thứ có thể xuất hiện trong cảnh quay đó. Đồng thời, các hình ảnh được thể hiện trong các cảnh quay cũng quyết định việc khán giả sẽ nhìn thấy những sự việc gì.

post image

Góc quay đóng vai trò rất quan trọng trong mỗi thước phim

Nếu chọn được góc quay tốt bạn sẽ sở hữu cho mình những thước phim chất lượng, giúp quá trình hậu kỳ diễn ra nhanh chóng hơn. Ngược lại, nếu không may chọn sai góc quay thì bạn không chỉ đơn giản là vi phạm về kỹ thuật, mà còn khiến khung hình không đẹp, thậm chí là truyền tải sai thông điệp của kịch bản.

2. Establishing Shot (Toàn cảnh giới thiệu không gian)

Khi nhắc đến các góc máy cơ bản trong quay phim, thì người ta sẽ nghĩ ngay đến establishing shot. Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp góc máy quay này khi xem phần mở đầu một bộ phim điện ảnh hay là TVC quảng cáo. Quay toàn cảnh không gian, giúp khán giả dễ dàng quan sát được toàn bộ địa điểm đó, và establishing shot cũng tồn tại dưới nhiều dạng khác nhau.

Shot quay này có thể là cảnh trên không, bay trên một thành phố hoặc đi qua mặt nước. Các nhà sản xuất video quảng cáo thường áp dụng kĩ thuật này để giới thiệu không gian một cách nhanh chóng.

post image

Cảnh quay toàn cảnh giới thiệu không gian giúp khán giả dễ quan sát được toàn bộ địa điểm đó

>>>> TÌM HIỂU THÊM: Footage là gì? Mách bạn bí quyết quay footage ấn tượng

3. Extreme Wide Shot (EWS) (Cảnh toàn viễn)

Cảnh toàn viễn được sử dụng để thấy rõ được một nhân vật ở trong chính môi trường của nhân vật đó. Chẳng hạn như Extreme Wide Shot được sử dụng để tạo hiệu ứng hài hước, hay đặc tả một cảnh nào đó sau đó đột nhiên chuyển sang cảnh toàn viễn, nhằm thấy được sự nhỏ bé hay yếu đuối của nhân vật đó.

post image

Góc quay cảnh toàn viễn trong Stalker (1979) - Extreme wide shot 

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: TVC 3D là gì? Quy trình sản xuất TVC 3D chuẩn

4. Long Shot (LS) hay Wide Shot (WS)

Kỹ thuật đặt góc máy trong quay phim này cho phép các cameraman quay người hoặc cảnh vật từ khoảng cách xa để có thể bao quát toàn bộ khung hình có phạm vi lớn. Ở góc quay rộng thường dùng để giới thiệu địa điểm, hoặc cho người xem bao quát toàn bộ sự kiện được diễn ra trong một cảnh quay. Góc quay này thường được sử dụng trong những thể loại phim hành động, phim tài liệu, phim kích tính, phim khoa học viễn tưởng và phim truyền hình.

post image

Góc quay này cho phép cameraman quay người hoặc cảnh vật từ khoảng cách xa

5. Medium Shot (MS) (Trung cảnh)

Các góc máy trong quay phim được đặt ở khoảng cách vừa phải với đối tượng, thường sẽ từ vai hoặc ngực của người diễn được gọi là Medium Shot. Với góc máy này được cameraman sử dụng để truyền tải cảm xúc, hành động của các nhân vật một cách rõ ràng nhưng vẫn đảm bảo được độ tự nhiên của cảnh quay. Medium Shot vẫn hay thường sử dụng trong phim tài liệu, phim ngắn và phim truyền hình để tạo ra sự liên kết giữa các cảnh quay.

post image

Medium shot được đặt ở khoảng cách vừa phải với đối tượng 

6. Góc máy trong quay phim Close-Up (CU) (Cận cảnh)

Đây là một góc quay phổ biến trong các video quảng cáo để giới thiệu sản phẩm. Đối với góc quay này, máy quay sẽ được đặt gần với nhân vật hoặc vật thể để tập trung vào từng chi tiết nhỏ, để làm nổi bật các tình tiết quan trọng. Ở góc quay này sẽ tạo ra sự căng thẳng kịch tính cho các phân đoạn hành động.

post image

Với góc quay close-up thì máy quay sẽ được đặt gần với nhân vật

7. Extreme Close-Up (ECU) (Đặc tả)

Extreme Close-Up là một kiểu quay phim mà cameraman có thể ghi lại một phần nhỏ điểm nổi bật trên khuôn mặt, hoặc đôi mắt của diễn viên. Hầu hết góc máy quay trong phim ảnh này thường dùng để tập trung vào suy nghĩ và cảm xúc của nhân vật, hoặc tạo ra sự căng thẳng, sợ hãi cho khán giả.

post image

Cảnh quay extreme close-up sẽ ghi lại điểm nổi bật trên khuôn mặt của diễn viên

8. Pan (Lia)

Lia máy quay hay còn có tên gọi khác là Pan, cho chúng ta cảm giác tất cả các thông tin được thu lại trong một cảnh quay. Với góc quay này, ta có thể thấy xuất hiện nhiều trong những thước phim khi một cảnh, nhưng có thể thay đổi từ đêm sang ngày hoặc có nhiều nhân vật xuất hiện trong cùng một lúc. Tuy nhiên, nếu lạm dụng góc quay này nhiều sẽ đem đến cảm giác khó chịu cho người xem.

post image

Lạm dụng góc quay pan nhiều sẽ đem đến cảm giác khó chịu cho người xem

9. Static Shot (Cảnh tĩnh)

Với Static Shot khán giả có thể xem thông qua một cửa sổ trực tiếp vào một thế giới khác. Các diễn viên có thể đi vào hoặc đi ra khỏi khung hình, nhưng điều đặc biệt là camera sẽ giữ trong trạng thái cố định, không di chuyển.

post image

Với cảnh quay static shot, camera sẽ giữ trong trạng thái cố định, không di chuyển

>>>> TÌM HIỂU THÊM: 11 Bước làm video phóng sự doanh nghiệp hấp dẫn

10. Crane Shot (Cảnh cần cẩu)

Đối với cảnh quay từ Crane Shot sẽ hoạt động như một thiết bị cần cẩu có thể di chuyển mọi hướng. Ở góc máy quay phim này cho phép các cameraman có thể đứng trên đó để thực hiện các cảnh quay. Thường được sử dụng để qua cảnh từ trên cao, cảnh theo dõi chuyển động của các nhân vật hoặc vật thể, hoặc cảnh phóng to hoặc thu nhỏ một đối tượng.

post image

 Máy quay được gắn trên cần cẩu hoặc jib để tạo ra các góc nhìn độc đáo và ấn tượng

Một số các cảnh quay từ góc máy Crane Shot trong điện ảnh và truyền hình :

  • Cảnh cuối cùng của bộ phim "E.T. the Extra-Terrestrial" (1982): Đoạn phim về chiếc xe đạp của E.T. khi nó bay lên bầu trời đêm, để lại cho Elliot và khán giả cảm giác kinh ngạc và hy vọng.
  • Cảnh rượt đuổi xe hơi trong bộ phim "Bullitt" (1968): Đoạn phim về chiếc xe của Steve McQueen khi nó lao qua đường phố San Francisco, tạo ra trải nghiệm hồi hộp và nhập vai cho người xem.
  • Cảnh mở đầu của bộ phim "Touch of Evil" (1958): Đoạn phim chậm rãi di chuyển qua thị trấn biên giới Mexico, giới thiệu bối cảnh và các nhân vật chính của bộ phim.

11. Dutch Angle (Góc quay nghiêng)

Dutch Angle là cảnh quay được thực hiện khi máy quay đặt góc trên trục xoay, từ đó có thể thấy đường chân trời không còn nằm thẳng. Góc máy trong quay phim này thường được sử dụng để thể hiện trạng thái tinh thần không ổn định, hoặc rối loạn của nhân vật.

post image

Cảnh quay nghiêng trong Harry Potter và bảo bối tử thần phần 2

>>>> THAM KHẢO THÊM: Hướng dẫn dựng video đơn giản cho người mới bắt đầu

12. Point of View (POV) (Cảnh hướng nhìn)

Cảnh quay này mô phỏng góc nhìn của nhân vật cụ thể trong một cảnh phim. Góc máy này sẽ đặt khán giả trực tiếp vào đầu nhân vật, cho họ được trải nghiệm trạng thái cảm xúc hiện có của nhân vật. Một số trường hợp thường gặp là nhân vật vừa thức dậy, dần dần mất đi nhận thức hoặc đang nhìn thông qua ống nhòm.

post image

Đây là cảnh mô phỏng góc nhìn cụ thể của nhận vật

13. Tracking Shots and Long Takes (Cảnh theo nhân vật và cú máy dài)

Tracking Shots and Long Takes còn có tên gọi khác là cảnh theo nhân vật, và cú máy dài có đặc điểm là cho phép các diễn viên diễn xuất tự nhiên và một cách liên tục, không bị gián đoạn bởi cắt cảnh. Cảnh theo nhân vật và cú máy dài giúp tạo cảm giác chân thực và sống động cho câu chuyện, khán giả sẽ cảm nhận như họ đang thực sự tham gia vào câu chuyện.

post image

Cảnh quay trong Russian Ark (2002) này cho phép các diễn viên diễn xuất tự nhiên và một cách liên tục

14. Góc máy trong quay phim Whip Pan

Góc máy trong quay phim Whip Pan được sử dụng với động tác máy Pan. Ở góc máy này di chuyển một cách nhanh hơn, và vẫn giữ cố định góc máy tĩnh ở điểm bắt đầu và kết thúc động tác quay. Whip Pan sẽ làm cho đoạn phim trở nên sinh động hơn, giúp người xem sẽ có cảm nhận như họ đang được ở trong cảnh quay và xem trực tiếp mọi thứ.

post image

Góc máy trong quay phim whip Pan được sử dụng với động tác máy Pan

15. Low Angle Shot (Cảnh góc thấp)

Một trong các góc quay cơ bản không thể thiếu khi nhắc đến là góc máy thấp. Góc máy này được ứng dụng để quay những cảnh gần, hoặc quay một cảnh nhóm và có vai trò tạo sự kết nối đặc biệt giữa các khán giả với những tình huống đang diễn ra. Ngoài ra, việc tạo một cảnh quay khác biệt còn với mục đích làm cho khán giả tập trung vào một tình huống nhất định, hay một nhân vật mà phim muốn truyền tải.

post image

Cảnh quay góc thấp với mục đích khiến khán giả tập trung vào một tình huống nhất định

16. High Angle Shot (Cảnh góc cao)

Khi nhắc đến góc máy trong quay phim ảnh bên cạnh cảnh góc thấp còn có cảnh góc cao, và công dụng hàng đầu của góc quay cao là cho thấy được toàn cảnh của sự kiện. Điều này giúp đạo diễn có cái nhìn bao quát hơn về tình huống đang diễn ra. Áp dụng góc quay này, giúp tạo cảm giác mạnh mẽ về sự việc đang được diễn ra trên màn ảnh. Từ đó dễ dàng đưa cảm xúc của người xem lên đỉnh điểm và thu hút được sự chú tâm của khán giả.

post image

Cảnh quay góc cao giúp tạo cảm giác mạnh mẽ về sự việc đang được diễn ra

>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Bật mí cách làm intro video mở đầu đẹp và ấn tượng

17. Over the Shoulder (OTS) (Cảnh qua vai)

Over the Shoulder là góc máy phổ biến trong quay phim được thực hiện từ phía đằng sau vai của một nhân vật khác. Vai, cổ hoặc phía sau đầu của nhân vật hướng khỏi máy quay, nhưng vẫn có thể nhìn thấy được. Shot quay này thường được dùng để nhấn mạnh mối liên kết giữa hai nhân vật đang đối thoại, thay vì cảm giác xa cách khi quay ở dạng cảnh đơn.

post image

Cảnh quay qua vai làm nổi bật nhân vật ở phía đối diện

18. Cutaway Shots (Cảnh chèn)

Cutaway Shots (Cảnh chèn) được sử dụng để hướng mắt về các khía cạnh khác nhau trong một cảnh. Và đây cũng là cách người quay phim sử dụng để giấu đi phần được chỉnh sửa. Thường được sử dụng để cung cấp thông tin rõ hơn và tạo ra một số hiệu ứng thị giác nhất định.

post image

Cảnh chèn là cách người quay phim sử dụng để giấu đi phần được chỉnh sửa của mình

19. Aerial Shot (Cảnh trên không)

Các góc máy trong quay phim ở trên không đa số được quay bằng flycam để đem lại các góc quay và phối cảnh độc đáo. Đối với các góc quay trên không, các cameraman không nhất thiết phải đến gần nhân vật để tìm được tấm ảnh hoàn hảo. Nói theo cách khác, việc quay phim bằng máy bay không người lái sẽ giúp bạn nhìn đối tượng ở một góc độ hoàn toàn mới.

post image

Cảnh quay trên không sẽ dùng flycam để thực hiện

20. Bird's Eye View (Cảnh từ trên cao, nhìn từ trên cao xuống)

Đây là cảnh quay từ trên cao quay trực tiếp ở phía trên đầu xuống và có một khoảng cách nhất định. Loại shot quay này cho khán giả góc nhìn rộng hơn, để đặc tả phương hướng, chủ thể đang di chuyển. Với mục đích là làm nổi bật các mối liên hệ, đặc biệt hoặc để hé lộ với người xem về các yếu tố bên ngoài tầm hiểu biết của nhân vật. Ở góc máy này thường được quay bằng trực thăng hoặc crane.

post image

Ở góc quay từ trên cao sẽ cho khán giả góc nhìn rộng hơn

21. Worm's Eye View (Cảnh từ dưới chân, nhìn từ dưới lên)

Khi bạn quay cảnh từ dưới chân nhìn lên, còn được gọi là ”’Worm’s-Eye View”, chủ thể sẽ trở nên to lớn hơn bình thường. Người quay sẽ đặt ống kính ở dưới nhìn lên sự vật. Góc này cho bạn cảm giác thanh thoát hoặc là để tạo kịch tính, nâng tầm sự cao lớn và sức mạnh của nhân vật trong cảnh quay.

post image

Với cảnh quay từ dưới nhìn lên chủ thể sẽ trở nên to lớn hơn bình thường

22. Two-Shot (Cảnh hai nhân vật)

Góc máy trong quay phim khi chỉ có hai nhân vật là cảnh quay mà trong đó 2 chủ thể cùng xuất hiện trong 1 khung hình. Có rất nhiều cách khác nhau để bố trí cảnh này, chẳng hạn như 2 người đang nói chuyện hoặc tương tác với nhau.

post image

Một cảnh quay hai nhân vật

23. POV Shot Subjective (Cảnh hướng nhìn chủ quan, POV chủ quan)

Cảnh quay hướng nhìn chủ quan còn được biết đến như là POV chủ quan. Đây là cảnh quay thể hiện một góc độ mà nhân vật trong phim đang nhìn thấy. Thông thường thì các cảnh quay POV được bố trí sẽ đặt giữa một cảnh quay mà diễn viên đang nhìn về một hướng, và một cảnh quay cho thấy phản ứng của diễn viên.

post image

Đây là một cảnh quay thể hiện được góc nhìn của nhân vật

24. Point of View Over-the-Shoulder (Cảnh hướng nhìn qua vai)

Góc máy qua vai này cho khán giả nhập tâm vào cuộc hội thoại dựa theo phương diện của đối tượng chính. Ở cảnh quay hướng nhìn qua vai này sẽ có sự tương tác với phía đối diện. Và điều này giúp khán giả tập trung vào câu chuyện hơn dựa theo lời kể của đối phương, tuy nhiên vẫn còn một chút khách quan.

post image

Cảnh hướng nhìn qua vai huyền thoại trong Harry Potter và bảo bối tử thần phần 2

25. Góc máy trong quay phim Tilt (Cảnh quay ngang)

Góc máy ngang trong quay phim cũng diễn tả đầy đủ khung cảnh của thước phim nhưng sẽ ít kịch tính hơn. Người quay phim chuyên nghiệp sử dụng góc máy này để quay cận cảnh, với mục đích là tạo tình huống cho câu chuyện và chuẩn bị đưa khán giả đến một cảnh liên quan.

post image

Góc máy trong quay phim tilt

26. Pedestal Shot (Cảnh nâng kỹ thuật số, thay đổi độ cao máy quay)

Đối với Pedestal Shot yêu cầu phải thực sự di chuyển máy quay lên hoặc xuống tại một không gian nhất định. Pedestal bắt nguồn từ việc kỹ thuật viên sẽ điều chỉnh bệ đỡ của camera để thay đổi độ cao và góc quay. Cách dễ thực hiện nhất là sử dụng chân máy tripod có thể điều chỉnh.

post image

Cảnh nâng kỹ thuật số, thay đổi độ cao máy quay

27. Handheld Shot (Cảnh máy quay cầm tay)

Việc sử dụng kiểu quay Handheld Shot là lợi thế nhưng cũng là nỗi lo của nhiều cameraman và các nhà làm phim. Handheld Shot truyền tải nội dung đã quay được theo cách gần gũi và bình dị, tạo cảm giác chân thực hơn cho người xem. Tuy nhiên, ngay cả những chuyển động rung lắc dù là nhỏ nhất cũng sẽ rất dễ dàng bị phát hiện ra. Nếu không biết cách áp dụng các kỹ thuật nhất định khi quay handheld có thể dẫn đến thước phim bị rung tạo cảm giác không chuyên nghiệp.

post image

Cảnh máy quay cầm tay

28. Overhead Shot (Cảnh từ trên đầu, quay từ trên đỉnh xuống)

Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các góc quay trên cao ở vô số bộ phim, nhiều nhất có thể kể đến là tác phẩm Bird của Hitchcock. Mục đích chính của Overhead shot này là cho người xem thấy quy mô của vấn đề hoặc sự mờ nhạt của các nhân vật liên quan.

post image

Overhead Shot là cảnh quay từ trên đỉnh xuống

29. Zoom (Góc máy trong quay phim)

Quay zoom là một chuyển động được dùng nhiều trong phim ảnh bởi vì thực chất ở góc quay này không đòi hỏi máy quay phải thực hiện bất cứ chuyển động nào. Một cú zoom máy quay sẽ thực hiện tăng hoặc giảm độ dài tiêu cự, để thu nhỏ hoặc phóng to một hình ảnh. Không phải ống kính máy quay nào cũng thực hiện được thao tác này.

post image

Zoom là thao tác được dùng nhiều trong phim ảnh

Trên đây là top 27 góc máy trong quay phim Media mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp việc lựa chọn góc máy của bạn trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hãy liên hệ ngay với Viewfinder Media để được giải đáp nhé!

Góc may quay phim chuyên nghiệpgóc máy quay phim đẹpcác góc máy trong quay phimcác góc máy quay cơ bản
logo

Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.

Chia sẻ bài viết này

Rolling, Action!

Liên hệ ngay