Đối với những người không quá am hiểu hay chỉ mới bắt đầu tìm hiểu về lĩnh vực truyền hình điện ảnh, chắc hẳn câu hỏi “footage là gì” là thắc mắc chung của nhiều người. Bài viết này của Viewfinder Media sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về footage cũng như trang bị những kiến thức cần thiết để tạo ra những footage độc đáo, ấn tượng.
1. Footage là gì?
Footage là gì? Footage là một thuật ngữ quen thuộc trong ngành truyền hình và điện ảnh, thường được sử dụng để chỉ các đoạn clip thô được quay bằng các thiết bị bất kì có chức năng quay film. Bên cạnh đó, bất kỳ các thể loại video clip, hình ảnh, illustration, clip âm thanh, animation hay các bản nhạc nào sau khi đã qua cắt ghép, chỉnh sửa để tạo thành một dạng video cũng đều được gọi là footage.
Tìm hiểu khái niệm footage là gì
>>>> XEM THÊM: Hậu kỳ là gì? Vai trò của hậu kỳ trong sản xuất phim, ảnh
2. Footage video có mấy loại?
Footage được xem như các đoạn mạch nhỏ kết nối với nhau để tạo nên một đoạn video dài hoàn chỉnh. Mỗi footage sẽ có những đặc điểm và đóng vai trò khác nhau. Sau đây là phân loại một số loại footage và tầm quan trọng của chúng trong quá trình sản xuất video.
2.1. RAW Footage
RAW Footage là gì? RAW Footage được hiểu là những video, những cảnh quay thô chưa qua xử lý hay chỉnh sửa. Những cảnh quay này thường được tạo ra từ máy quay phim có chức năng cảm biến. Chính vì là những cảnh quay thô nên hầu hết các RAW Footage đều đạt chất lượng cao nhất, độ sắc nét cao, màu sắc và ánh sáng chân thật. Vì vậy, đây là dạng footage được rất nhiều nhà làm phim yêu thích.
Tìm hiểu RAW Footage là gì
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Bật mí các vị trí trong đoàn làm phim chuyên nghiệp
2.2. A-Roll
A-Roll được sử dụng để chỉ là những cảnh quay chính xuyên suốt trong quá trình quay của các chương trình talkshow, chương trình thực tế, tài liệu, bản tin,... A-Roll được sử dùng với mục đích chính là tạo nên mạch của một video.
A-Roll là các cảnh quay chính xuyên suốt của các video truyền hình
Tuy đóng vai trò rất quan trọng nhưng những cảnh quay A-Roll hầu hết chỉ tập trung vào phần mạch chính, dẫn đến sự nhàm chán và đơn điệu, khó thu hút được người xem. Vì vậy, các chương trình hiện hay thường kết hợp thêm B-Roll để tăng sự mượt mà và hấp dẫn cho video.
2.3. B-Roll
B-Roll được hiểu đơn giản là quay chuyển cảnh. Đây là những cảnh quay bổ sung để hỗ trợ cho việc minh họa của A-Roll, giúp những cảnh quay A-Roll trông bớt đơn điệu. B-Roll thường bao gồm những video được quay với chất lượng cao của từng khu vực nhưng không theo mạch truyện.
B-Roll được sử dụng như các cảnh quay chuyển cảnh
>>>> TÌM HIỂU THÊM: TVC 3D là gì? Quy trình sản xuất TVC 3D chuẩn
3. Lợi ích của video footage là gì?
Footage là yếu tố không thể thiếu trong ngành công nghiệp truyền hình điện ảnh. Vậy lợi ích của những thước quay footage là gì sẽ được giải đáp qua 2 lợi ích nổi bật sau đây.
3.1. Tạo ra sản phẩm chất lượng nhất
Footage được xem là công cụ hỗ trợ đắc lực giúp bạn tạo nên những sản phẩm truyền hình chất lượng. Bằng các đoạn video footage, dù không chuyên nghiệp trong việc quay chụp nhưng bạn vẫn có thể dễ dàng cắt ghép và chỉnh sửa để tạo ra các sản phẩm truyền thông vô cùng hoàn chỉnh.
Sử dụng footage giúp bạn dễ dàng tạo ra những sản phẩm chất lượng cao
3.2. Tiết kiệm chi phí và thời gian
Footage cũng giúp ích cho nhà làm phim rất nhiều trong việc tiết kiệm chi phí và thời gian. Bạn có thể tận dụng những video footage đã được sử dụng trước đó, cắt ghép và chỉnh sửa để cho ra đời những ấn phẩm mới mang những nét độc đáo và sức hút riêng. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và chi phí cho việc phải thực hiện các cảnh quay mới.
Các footage hỗ trợ bạn rất nhiều trong việc tiết kiệm thời gian và chi phí quay phim
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: DOP là gì? Công việc chính và vai trò của một D.O.P
4. Bật mí 7 bí quyết để quay footage đẹp và ấn tượng
Cùng với nhu cầu ngày càng tăng của khán giả về các ấn phẩm truyền hình chất lượng cao, việc biết cách sử dụng và cắt ghép các footage là điều rất quan trọng. Sau đây là một số mẹo để tạo nên các footage đẹp và ấn tượng nhất.
4.1. Storyboard
Nhiều người thường không quá coi trọng storyboard trong quá trình làm video. Tuy nhiên, đây là yếu tố vô cùng quan trọng để thực hiện hoá những ý tưởng trong đầu qua các bản phác thảo bằng giấy. Điều này sẽ giúp bạn giảm tình trạng loạn ý tưởng và hình dung được rõ nét các chi tiết hơn.
Cần sử dụng storyboard để phát thảo rõ nét hơn các ý tưởng cho phân cảnh footage
4.2. Không sử dụng zoom
Nhiều người sử dụng chế độ zoom để có thể phóng to hình ảnh hay bắt trọn được những khoảnh khắc từ xa. Tuy nhiên, điều này sẽ khiến chất lượng footage bị giảm, khiến video được tạo ra trông chất lượng, kém chuyên nghiệp.
Hạn chế chế độ zoom khi quay footage
4.3. Quay ở 24fps
Chế độ quay phim 24fps chính là tiêu chuẩn phổ biến hiện nay. Phần lớn các thiết bị máy quay đều được trang bị cả 2 chế độ 30fps và 24fps, các video footage vẫn được khuyên nên thiết lập ở mức 24fps để cho ra các cảnh quay chân thực nhất với góc nhìn người xem.
Bạn nên quay footage ở chế độ 24fps
4.4. Thiết bị
Bạn nên đầu tư vào các trang thiết bị quay chụp để có thể cho ra đời những thước quay footage rõ nét và chất lượng nhất. Thiết bị hỗ trợ ánh sáng cũng rất quan trọng làm cho footage tăng sự mượt mà, chân thực trong từng thước phim.
Nhà sản xuất nên đầu tư vào thiết bị để tạo ra những thước quay footage chất lượng
4.5. Quay RAW footage
RAW footage thường có chất lượng cao, độ sắc nét và mượt mà tốt, giúp tạo nên những cảnh quay chân thực và sống động hơn. Tuy nhiên, các RAW Footage thường khá nặng khi lưu trữ, đòi hỏi máy tính phải có đủ dung lượng cũng như khả năng để xử lý những cảnh quay này.
Bạn nên quay RAW footage để sản phẩm tạo ra được sắc nét, chân thực
4.6. Dùng ống kính Prime Lens
Prime lens là ống kính chuyên dụng trong lĩnh vực quay phim, có mức tiêu cự cố định và khẩu độ tối đa từ f2.8 đến f1.2. Khi sử dụng ống kính Prime Lens, góc xem của bạn sẽ không bị thay đổi dù bạn có di chuyển đến vị trí góc quay khác. Ống kính này cũng không thể phóng to hoặc thu nhỏ nhưng độ sắc nét mang lại sẽ cao hơn và khả năng xóa phông cũng tốt hơn.
Nên sử dụng ống kính Prime Lens khi quay footage
4.7. Chỉnh màu
Để có các footage ấn tượng và đẹp mắt, bạn không thể bỏ qua công đoạn chỉnh sửa và hậu kỳ. Trong đó, việc chú ý đến các yếu tố màu sắc trong video cũng rất quan trọng khiến footage trở nên sống động, bắt mắt hơn.
Đừng quên chỉnh màu để tạo ra các thước quay footage hấp dẫn, bắt mắt hơn
5. Các phần mềm chỉnh sửa footage
Không thể phủ nhận rằng công đoạn chỉnh sửa video footage đóng vai trò vô cùng lớn trong việc tạo sự hấp dẫn cho các tác phẩm truyền hình. Tuy nhiên, để có thể tạo nên một video hoàn chỉnh từ vô vàn các footage, thứ bạn cần là một chương trình biên tập đủ mạnh và cung cấp đủ các tính năng chỉnh đồ hoạ cần thiết. Sau đây là gợi ý một số phần mềm chỉnh sửa footage chuyên dụng mà bạn có thể tham khảo:
- Adobe Premiere Pro: Đây là một trong các phần mềm chỉnh đồ hoạ phổ biến nhất với vô vàn các tính năng chỉnh sửa chuyên nghiệp. Phần mềm hiện có trên mọi hệ điều hành, vì vậy có thể hỗ trợ bạn chỉnh sửa trên bất cứ các thiết bị nào.
- FinalCut Pro: Đây là công cụ biên tập video được thiết kế dành riêng cho hệ điều hành MacOS. Phần mềm này có nhiều tính năng chỉnh sửa chuyên nghiệp, giúp bạn tạo nên những thước phim hấp dẫn ấn tượng người xem.
- CyberLink PowerDirector 365: CyberLink từ lâu đã được biết đến là thương hiệu chuyên phát hành các công cụ biên tập video được đánh giá vô cùng tích cực. Với PowerDirector 365 trong tay, bạn có thể thỏa mình phát huy khả năng tưởng tượng của mình thông qua các tính năng chuyên nghiệp để tạo nên một sản phẩm thật độc đáo, thú vị.
Một số phần mềm chỉnh sửa footage chuyên nghiệp
Trong bài viết này, Viewfinder Media giúp bạn khám phá footage là gì và cung cấp những bí quyết cũng như lời khuyên quan trọng để giúp bạn tạo ra những thước quay footage chất lượng. Còn ngần ngại gì mà không bắt tay vào thể hiện trí sáng tạo phong phú của mình thông qua các footage tuyệt đẹp.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Video explaner là gì? Bật mí cách triển khai sao cho hiệu quả
Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.