Video explainer đang trở nên ngày càng phổ biến và được sử dụng bởi nhiều doanh nghiệp bởi hiệu quả mà nó đem lại rất tốt. Hãy cùng Viewfinder Media tìm hiểu kỹ hơn về điều này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Video explainer là gì?
Video explainer là một dạng video mang tính giải thích, truyền tải thông tin về các sản phẩm, dịch vụ, hay quy trình làm việc của một doanh nghiệp nào đó cho khách hàng hoặc đối tác. Cách truyền tải này rất đơn giản và trực quan.
Video explainer đang trở nên dần phổ biến
Thông thường, explainer video sẽ có thời lượng khoảng 1 - 3 phút và xuất hiện ở các vị trí như landing page hay trang chủ… Điều này đem lại hiệu quả rất tốt trong việc thu hút sự chú ý của người dùng. Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng, nhờ có sự xuất hiện của video explainer mà tỷ lệ chuyển đổi trang web đã đạt mức 144%.
>>>> XEM NGAY: Dop là gì? Công việc chính và vai trò quan trọng của một DOP
2. Các loại video explainer phổ biến
Tùy thuộc vào mục đích và lĩnh vực để có thể được chia thành ba loại. Dưới đây là một số loại video explainer mà bạn có thể gặp.
2.1. Live action
Live action là một trong các dạng video quảng cáo sử dụng những diễn viên thật để đóng. Trong video, diễn viên sẽ tương tác trực tiếp với sản phẩm, dịch vụ để đem lại trải nghiệm chân thực nhất cho khách hàng.
>>>> XEM THÊM: Quay 4K là gì? Cách quay video 4K trên điện thoại đơn giản
2.2. Video animation
Đây là loại video explainer cũng khá phổ biến gần đây. TVC animation sẽ biểu diễn nội dung thông qua các kỹ xảo hình ảnh. Nó thường thường được dùng trong các lĩnh vực như công nghệ, dược phẩm,... Ngoài ra, dưới đây là một số dạng video animation thường được dùng:
- Whiteboard Video: Đây là một dạng video ghi lại tất cả quá trình lên ý tưởng, khái niệm hoặc làm rõ các đặc tính sản phẩm lên bảng trắng. Tốc độ thường của video này thường sẽ được chỉnh nhanh lên nhiều lần để kịp với âm thanh được lồng vào.
- 2D animation video: Là video có định dạng 2D, thường ứng dụng trong việc xây dựng thành câu chuyện để gửi thông điệp tới khách hàng.
- 3D animation video: Là video được cải tiến hơn so với 2D, video 3D sẽ giúp cho khách hàng có cái hình chân thật và rõ ràng về các khía cạnh khác nhau của sản phẩm.
- Motion Graphic Video: Là sự kết hợp của nhiều bức hình liên tiếp để tạo thành một đoạn video hoàn chỉnh.
- Infographic Video: Là việc dùng các hình ảnh để truyền tải thông tin một cách sinh động, tuy nhiên đồ họa sẽ chuyển động để tạo chú ý với người xem.
2.3. Kết hợp cảnh quay thực và ảo
Đây là loại video có sự sáng tạo và rất hấp dẫn bởi nó là sự kết hợp hợp của cảnh quay thực và ảo. Khi chúng được kết hợp với nhau, những hạn chế về không gian hay hiệu ứng đều có thể được khắc phục được một cách tốt nhất. Tuy vậy, đây là dạng video explainer yêu cầu tay nghề của các designer phải rất cao để có thể tạo ra những thước phim trơn tru và chân thực nhất.
>>>> XEM NGAY: So sánh sự khác biệt giữa viral clip và TVC quảng cáo
3. Đối tượng quan tâm đến video explainer
Việc xác định rõ những người quan tâm đến video giải thích sẽ giúp cho doanh nghiệp định hướng nội dung phù hợp hơn để đem lại hiệu quả tốt hơn.
3.1. Khách hàng tiềm năng
Những video explainer tốt sẽ làm tăng độ nhận diện hiệu một cách hiệu quả. Từ đó, người dùng sẽ ra quyết định mua hàng nhanh hơn nếu nội dung sản phẩm đánh đúng vào tâm lý của họ.
Cần làm hướng đến nhóm khách hàng tiềm năng
3.2. Nhân viên công ty và ứng viên tuyển dụng
Video explainer góp phần rất quan trọng trong việc đào tạo nhân viên của công ty và các ứng viên tuyển dụng. Với những thước phim sống động và chân thực, explainer video không những giúp tăng khả năng ghi nhớ thông tin mà còn giúp tiết kiệm thời gian đào tạo.
Dạng video này giúp tiết kiệm thời gian đào tạo ứng viên
3.3. Đối tác, nhà đầu tư
Bên cạnh việc xem xét các biểu đồ và báo cáo tài chính thì các đối tác, nhà đầu tư cũng coi video explainer của doanh nghiệp. Vì thông qua các video này, với hình ảnh và âm thanh chân thực, sẽ giúp đối tác hiểu rõ hơn về doanh nghiệp.
Các đối tác hiểu rõ nhau hơn nhờ vào explainer video
4. Video explainer có thể sử dụng ở đâu?
Explainer video đang được rất nhiều các doanh nghiệp sử dụng để truyền tải thông tin cũng như xây dựng hình ảnh thương hiệu.
4.1. Sử dụng cho hoạt động của doanh nghiệp
Việc dùng video explainer trong nhiều hoạt động của doanh nghiệp là một cách quảng bá hiệu quả các sản phẩm và dịch vụ. Dưới đây là một số hoạt động ứng dụng loại video này:
- Làm video giới thiệu doanh nghiệp: Với thời lượng ngắn và âm thanh hình, ảnh sống động sẽ giúp cho các thông tin về doanh nghiệp dễ dàng được ghi nhớ hơn.
- Hướng dẫn sử dụng sản phẩm: Việc trực quan hóa bằng hình ảnh đem lại hiệu quả cao hơn so với hướng dẫn thông thường.
- Phân tích, kêu gọi vốn đầu tư: Việc khái quát các sản phẩm và dịch vụ trong video explainer sẽ giúp tăng độ chuyên nghiệp của thương hiệu.
Explainer video góp phần làm tăng vốn đầu tư
- Giải thích các vấn đề khoa học: Việc dùng hình ảnh sẽ giúp giải thích dễ hiểu và đơn giản hơn.
- Tổng kết dự án: Giúp mọi người có cách nhìn tổng quát và trực quan nhất về dự án.
4.2. Sự kiện của doanh nghiệp
Trong các sự kiện của doanh nghiệp, thường có sự tham gia của các đối tác và khách hàng nên việc sử dụng video explainer sẽ giúp cho mọi người có thông tin về doanh nghiệp. Đây cũng là một cách quảng cáo đem lại hiệu quả tốt.
Video giải thích thường được sử dụng trong các sự kiện của doanh nghiệp
4.3. Các cửa hàng showroom, hội chợ
Đây đều là những nơi tiếp cận được nhiều khách hàng tiềm năng. Nên việc dùng video explainer sẽ thu hút được sự chú của mọi người, góp phần thúc đẩy họ đưa ra quyết định mua hàng.
Explainer video thường xuất hiện ở các cửa hàng và siêu thị
4.4. Các nền tảng online như website, social network
Hiện nay, nhiều người dùng có xu hướng tìm hiểu thông tin về sản phẩm trên internet trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Thế nên các video explainer sẽ cung cấp được cho khách hàng các thông tin về sản phẩm. Hơn nữa, việc dùng dạng video còn làm gia tăng sự tương tác và thu hút thêm được nhiều khách hàng.
Video giải thích sẽ làm tăng sự tương tác cho các website
>>>> XEM NGAY: Các thiết bị quay phim chuyên nghiệp không thể thiếu
5. Chi phí để sản xuất video giới thiệu
Chắc hẳn, chi phí luôn là điều mà nhiều doanh nghiệp quan tâm khi làm video explainer. Thường thì chi phí này sẽ phụ thuộc vào các yếu tố như thời lượng, hiệu ứng, nhân vật… Vậy nên, chi phí cho các video thường không cố định.
Tùy trường hợp mà sẽ có chi phí sản xuất khác nhau
6. Quy trình chuẩn tạo một video explainer tại Viewfinder Media
Có một quy trình sản xuất hợp lý sẽ giúp cho việc tạo một video explainer trở nên chuyên nghiệp và dễ dàng hơn. Tại Viewfinder, quá trình sản xuất video giải thích có 4 bước như sau:
- Bước 1 - Nhận brief: Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ thông tin về sản phẩm, cách sử dụng, thông điệp muốn truyền tải qua video…
- Bước 2 - Lên ý tưởng, kịch bản: Sau khi đã nhận được brief từ phía khách hàng, đội ngũ nhân viên của Viewfinder thực hiện tìm ý tưởng và lên kịch bản.
- Bước 3 - Vẽ Storyboard: Sau khi đã có sự thống nhất về kịch bản, Viewfinder sẽ phác thảo hình ảnh Storyboard. Đối với video animation thì sẽ được tạo chuyển động để thu hút người xem. Sau khi hoàn thành xong Storyboard thì tiến hành sản xuất.
- Bước 4 - Dựng phim/ âm thanh: Bước cuối cùng là dựng phim với âm thanh, phụ đề.
Quy trình sản xuất luôn được Viewfinder chỉnh chu từng chút một
>>>> THAM KHẢO NGAY: Phông xanh trong quay video và tất tần tật thông tin
7. Thời gian hoàn thiện một video giải thích
Tùy thuộc vào đơn vị sản xuất mà thời gian để làm ra một video explainer sẽ khác nhau. Với những đơn vị có đội ngũ nhân sự có tay nghề cao thì thời gian làm video sẽ được rút ngắn lại. Thông thường, thời gian để hoàn thiện video là 3 - 4 tuần.
8. Các yếu tố tạo nên một video "giải thích" chất lượng
Bạn hoàn toàn có thể đưa ra đánh giá về một video explainer chất lượng thông qua các yếu tố sau:
- Chất lượng hình ảnh và chuyển động: Đây là luôn là điều đầu tiên khi ta đánh giá một video. Và rõ ràng, chẳng ai lại muốn xem một video không rõ nét với bố cục lộn xộn và các hiệu ứng nhàm chán.
- CTA mạnh mẽ: Việc có CTA mạnh mẽ và tạo được cảm giác thu hút sẽ kích thích người xem click ngay vào video.
- Sự phù hợp với thương hiệu và chiến dịch: Điều này là vô cùng quan trọng vì qua đó nó thể hiện được hình ảnh thương hiệu cũng như thông điệp muốn gửi đến khách hàng.
CTA mạnh mẽ sẽ thu hút được nhiều lượt xem
9. Top các video explainer được đánh giá cao 2023
Dưới đây là một số các explainer video được đánh giá cao năm 2023 mà có thể bạn chưa biết.
- Grammarly: Đây là video giải thích ba tính năng của ứng dụng Grammarly mà người dùng có thể dùng để cải thiện khả năng viết. Trong video, cô gái có giọng nói dễ nghe và giải thích từng tính năng một cách rất dễ hiểu.
- Synthesia: Synthesia là một trang web để tạo các video AI đơn giản. Nội dung trong video xoay quanh Alan - người cần trợ giúp để tạo video. Từ đó chỉ ra các công cụ của Synthesia và cách sử dụng chúng.
- Walmart - YMS: Video giải thích cách thức hoạt động của Walmart Yard Management System (YMS). Trong video, các hoạt động theo sát và minh hoạt cho lời kể.
- Inventory Ahead: Video giải nói về Inventory Ahead - là một ví dụ về trình giải thích video ghi lại màn hình.
- Spotify: Spotify đã mời Billie Eilish và anh trai/cộng tác viên Finneas của cô để giới thiệu về HiFi - một tính năng mới của Spotify.
Bài viết trên là toàn bộ thông về video explainer mà Viewfinder Media cung cấp cho bạn. Hy vọng nó là hữu ích với bạn. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào hay cần tư vấn, hãy liên hệ ngay với chúng tôi!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: Storyboard là gì? Vai trò của storyboard trong sản xuất phim
Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.