Kịch Bản Là Gì? Các Loại Kịch Bản Phổ Biến Hiện Nay

Kịch Bản Là Gì? Các Loại Kịch Bản Phổ Biến Hiện Nay

December 13, 2023

Sự thành công của các tác phẩm điện ảnh làm say lòng khán giả không chỉ đến từ diễn xuất xuất sắc mà còn là thành công của những ý tưởng kịch bản sáng tạo và ấn tượng. Hiện nay trong thế giới điện ảnh có vô vàn các loại kịch bản đa dạng, mỗi loại đều có những nét đặc sắc riêng và mang đến những trải nghiệm đa dạng cho khán giả. Hãy cùng Viewfinder Media khám phá những loại kịch bản phổ biến và một số bí quyết để viết một kịch bản ấn tượng trong lòng khán giả qua bài viết dưới đây.

>>>> XEM NGAY: Dịch vụ quay TVC chuyên nghiệp, viral, chất lượng cao

1. Kịch bản là gì?

Kịch bản còn được biết đến với thuật ngữ Scripting. Đây là một bản viết ghi lại câu chuyện hoặc kịch trường. Chúng được sử dụng để hướng dẫn diễn viên và đội ngũ sản xuất trong việc tạo ra một tác phẩm nghệ thuật như: phim, chương trình truyền hình, hoặc vở kịch. Đây là một tài liệu quan trọng giúp định hình cốt truyện, nhân vật, các tình huống và diễn biến của câu chuyện.

post image

Tìm hiểu kịch bản là gì?

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: TVC 3D là gì? Quy trình sản xuất TVC 3D chuẩn

2. Các loại kịch bản

Với thế giới nghệ thuật - điện ảnh ngày càng phát triển đa dạng, sự hỗ trợ của kịch bản là điều không thể thiếu. Nó sẽ giúp tạo nên các tác phẩm hoàn hảo đem đến trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả. Sau đây là một số các loại kịch bản phổ biến hiện nay.

2.1. Kịch bản phim ngắn

Kịch bản mẫu các thể loại phim ngắn thông thường có độ dài từ 5 đến 30 phút. Hiện nay, kịch bản phim ngắn dần trở thành một sự lựa chọn phổ biến. Đặc biệt là đối với những nhà biên kịch trẻ tuổi mới bước chân vào thế giới điện ảnh.

post image

Kịch bản phim ngắn

Khi viết một kịch bản phim ngắn, bạn chỉ có khoảng 15 trang để truyền đạt ý tưởng của mình. Loại phim này không thể quá dài miên man, không có trọng tâm. Tuy nhiên cũng không thể bị rút gọn quá mức đến nỗi không thể hiện được nội dung của tác phẩm. Vì vậy, việc chọn lọc hình thức thể hiện nội dung và bố cục của kịch bản phim ngắn là điều vô cùng quan trọng.

>>>> DÀNH CHO BẠN: 4 bước xây dựng kịch bản mv ca nhạc đơn giản nhất

2.2. Kịch bản phim truyền hình

Kịch bản phim truyền hình là một thể loại phim được sản xuất và phát sóng trên các hệ thống truyền hình. Phim truyền hình được sản xuất với chuẩn phim riêng. Nó sẽ tuân theo các định dạng khung hình khác nhau dựa theo hệ thống truyền hình từng quốc gia. Các loại kịch bản phim truyền hình bao gồm tập hợp nhiều kịch bản nhỏ được liên kết chặt chẽ với nhau. Từ đó sẽ tạo nên một loạt các tập phim liên tục xoay quanh một chủ đề chính.

post image

Kịch bản phim truyền hình

Đôi khi, bộ phim đã được lên sóng trước công chúng nhưng đoạn kết cho kịch bản vẫn chưa được hoàn thiện và có thể chính sửa. Điều này cho phép nhà biên kịch có thể theo dõi và đáp ứng được các phản hồi, mong muốn của khán giả. Đồng thời cũng linh hoạt tạo ra các diễn biến tiếp theo hay hơn nhằm tạo sự kỳ vọng của khán giả.

2.3. Kịch bản phim điện ảnh

Các loại kịch bản phim điện ảnh được áp dụng vô cùng phổ biến ngày nay. Chúng được sản xuất để tạo thành các bộ phim chiếu tại rạp hoặc phát hành dưới dạng DVD. Kịch bản điện ảnh sẽ được giới hạn trong khoảng thời gian cố định, thông thường từ 90 đến 120 phút. Ý tưởng kịch bản có thể đến từ sự sáng tạo của nhà biên kịch. Nó cũng có thể lấy cảm hứng từ các tác phẩm tiểu thuyết hoặc truyện ngắn của một nhà văn khác.

post image

Kịch bản phim điện ảnh

>>>> GỢI Ý: 5 ý tưởng phim quảng cáo Tết ấn tượng và khác biệt

2.4. Kịch bản phim tài liệu

Kịch bản phim tài liệu là một dạng kịch bản tương tự như dạng ký sự. Ý tưởng kịch bản lấy cảm hứng hoặc dựa trên những câu chuyện thực tế của cuộc sống. Các nhà biên kịch khi xây dựng phim tài liệu có nhiệm vụ truyền tải những khía cạnh đa dạng của cuộc sống thành những hình ảnh trên màn ảnh mà vẫn giữ nguyên được tính thẩm mỹ và cảm xúc của nó.

post image

Kịch bản phim tài liệu

2.5. Kịch bản phim quảng cáo

Kịch bản phim quảng cáo là một trong các loại kịch bản ngắn nhất hiện nay. Chúng thường có độ dài chỉ dưới 1 phút và được phát sóng lặp đi lặp lại trên các kênh truyền hình. Mục đích của ý tưởng kịch bản này nhằm thực hiện các chiến dịch truyền thông cho một sản phẩm cụ thể.

post image

Kịch bản phim quảng cáo

Kịch bản phim quảng cáo thường có kết cấu nhanh chóng, ngôn từ cô đọng, súc tích. Đây là sự kết hợp hoàn hảo giữa âm nhạc, ngôn từ và hình ảnh. Từ đó giúp thu hút sự chú ý của khán giả nhanh chóng cũng như truyền đạt các thông điệp quảng cáo một cách hiệu quả, tinh tế.

2.6. Kịch bản phim hoạt hình

Phim hoạt hình được tạo thành bằng cách hiển thị nhanh chóng một chuỗi các hình ảnh tĩnh khác nhau để tạo nên các chuyển động và biến đổi hình dạng. Các hình ảnh này sẽ được hiển thị trong một khoảnh khắc rất ngắn, thường là 24, 25, 30 hoặc 60 khung hình mỗi giây.

post image

Kịch bản phim hoạt hình

Bước đầu tiên và quan trọng nhất khi tạo dựng một bộ phim hoạt hình chính là cần có ý tưởng kịch bản về một câu chuyện. Các ý tưởng này sẽ giúp hình thành cốt truyện - yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của bộ phim. Vì vậy việc dành thời gian để chau chuốt và hoàn thiện là rất quan trọng.

2.7. Kịch bản chương trình truyền hình

Kịch bản chương trình truyền hình là tài liệu văn bản chi tiết, ghi chép các đoạn thoại cho chương trình truyền hình. Các loại kịch bản này giúp định hình nội dung cũng như định hướng cho diễn viên, cảnh quay, nhà quay phim và các yếu tố khác để mang đến trải nghiệm tuyệt vời cho khán giả.

post image

Kịch bản chương trình truyền hình

Các loại kịch bản chương trình truyền hình yêu cầu cao về sự linh hoạt. Điều nay nhằm tăng khả năng ứng biến phù hợp trong nhiều trường hợp nhưng vẫn giữ đúng mô-típ do nhà sản xuất đề ra. Ý tưởng kịch bản cũng thường thêm vào một vài yếu tố cao trào và biến đổi sao cho chân thực nhất nhằm tạo sự tin tưởng cho khán giả.

2.8. Kịch bản sự kiện

Với các xu hướng các chương trình sự kiện đang ngày càng được đầu tư, các loại kịch bản sự kiện cũng cần được chau chuốt hơn bao giờ hết. Có thể nói rằng kịch bản sự kiện là một trong những thể loại khó nhất. Lý do đến từ việc trong các sự kiện thực tế, không ai có thể đảm bảo mọi thứ sẽ diễn ra chính xác như đã được viết trong kịch bản.

post image

Kịch bản sự kiện

Vì vậy, nhà biên kịch cần có khả năng dự đoán các tình huống có thể xảy ra và sẵn sàng thay đổi kịch bản của mình. Họ cũng cần chuẩn bị một loạt các phương án thay thế và điều chỉnh kịp thời khi có những tình huống xấu bất ngờ xảy ra.

2.9. Kịch bản kịch nói

Hiện nay, các sân khấu nhạc kịch nói đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm các loại kịch bản kịch nói xuất sắc và chất lượng. Kịch bản kịch nói là một tài liệu văn bản được các diễn viên sử dụng trong việc thực hiện các vở kịch trên sân khấu. Kịch bản kịch nói thường ngắn gọn như kịch bản điện ảnh.

post image

Kịch bản kịch nói

Đây là một sự hoà quyện tinh tế giữa cốt truyện và biểu cảm của diễn viên. Chúng sẽ được trình diễn trực tiếp trên sân khấu của các nhà hát lớn trước đông đảo các khán giả. Từ đó, khán giả sẽ có cơ hội tận mắt trải nghiệm trực tiếp những cảm xúc chân thật nhất mà không cần sự hỗ trợ của bất kỳ công nghệ quay chụp hiện đại nào.

3. 3 yếu tố cần có trong kịch bản

3 yếu tố cần có khi xây dựng kịch bản là gì? Khi xây dựng bố cục của kịch bản phim, có ba yếu tố cơ bản và không thể thiếu để tạo hiệu ứng cho câu chuyện cũng như thu hút sự chú ý của công chúng. Mỗi yếu tố đều đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc tạo dựng nội dung cốt truyện hấp dẫn và gợi cảm xúc cho khán giả.

3.1. Ngôn ngữ kịch bản

Trong các tác phẩm nghệ thuật, hình tượng nhân vật sẽ được xây dựng thông qua ngôn ngữ kịch bản. Ngôn ngữ kịch bản là một hệ thống ký tự độc đáo mang tính hoạt động của mỗi nhân vật. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phát hoạ nên đặc điểm và tính cách của mỗi nhân vật. Nhân vật trong tác phẩm nghệ thuật thường được phát triển thông qua ngôn ngữ đối thoại kết hợp với một số lời văn – ngôn ngữ miêu tả. Ngôn ngữ kịch bản cũng cần đảm bảo tính cao trào của cốt truyện và sự liên kết giữa các tuyến nhân vật.

post image

Ngôn ngữ kịch bản là yếu tố hàng đầu trong kịch bản

Lời thoại trong kịch bản nên mang tính thực tế và gần gũi với cuộc sống hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế những từ ngữ thô tục. Thay vào đó, ngôn ngữ kịch bản nên phù hợp, mạch lạc, có thể truyền tải được các ý nghĩa triết lý sâu sắc đến khán giả.

3.2. Sự xung đột

Sự tương phản, xung đột cũng được xem là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng các ý tưởng kịch bản. Xung đột được xem là động lực chính thúc đẩy sự phát triển của các hành động và dẫn đến mâu thuẫn. Nó cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cấu trúc, nhịp điệu và nội dung của tác phẩm. Nếu các loại kịch bản thiếu đi yếu tố xung đột, tác phẩm sẽ mất đi đặc trưng quan trọng của thể loại văn học.

post image

Sự xung đột là yếu tố không thể thiếu để xây dựng nên một kịch bản hoàn hảo

Yếu tố xung đột có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Chúng bao gồm: xung đột giữa các nhân vật, xung đột giữa lựa chọn và hành động của nhân vật, xung đột giữa các yếu tố trong thế giới truyện, hay xung đột giữa các giá trị,… Nhà biên kịch có thể tạo ra hoặc lựa chọn xung đột từ mâu thuẫn hiện có ở xã hội. Từ đó đẩy mạnh sự cao trào cho cốt truyện cũng như đảm bảo tính chân thực của kịch bản.

3.3. Hành động trong kịch bản

Con người bộc lộ bản chất và tính cách của mình thông qua các hành động thường ngày. Vì vậy, hành động trong các loại kịch bản được sử dụng như một cách để hình thành và mô tả tính cách của các tuyến nhân vật. Hành động được thể hiện thông qua các cử chỉ, động tác, lời nói cùng nhiều yếu tố khác như sự mâu thuẫn giữa các nhân vật,...

post image

Hành động trong kịch bản

4. Quy tắc trong xây dựng kịch bản

Để xây dựng một kịch bản hấp dẫn và chuyên nghiệp, một số quy tắc quan trọng cần được tuân thủ. Một số quy tắc trong xây dựng kịch bản bao gồm.

4.1. Ưu tiên viết ngắn gọn

Sự ngắn gọn cần được đảm bảo khi viết kịch bản. Khi nội dung câu chuyện quá dài dòng, có quá nhiều yếu tố không cần thiết, sự tập trung của khán giả sẽ bị phân tán. Điều này gây mất đi sự hấp dẫn và sức lôi cuốn của câu chuyện cũng như gây lãng phí kinh phí sản xuất phim.

post image

Cần ưu tiên sự ngắn gọn khi viết các loại kịch bản

4.2. Bám sát thực tế

Kịch bản được xem là một thế giới mới nơi nhà biên kịch có thể tự do thoả sức tưởng tượng và sáng tạo với vô vàn các ý tưởng và cảm hứng. Tuy nhiên, trong quá trình sáng tạo kịch bản, các biên kịch có thể sẽ bị cuốn theo dòng xoáy tưởng tượng mà quên đi các yếu tố thực tế. Điều này có tác động rất lớn đến sự logic dẫn đến những lỗ hổng hoặc không mạch lạc trong cốt truyện. Do đó, việc sáng tạo các ý tưởng kịch bản gắn liền với thực tế là rất quan trọng để duy trì sự hấp dẫn và sự tương tác của khán giả.

post image

Không được bỏ qua yếu tố thực tế khi xây dựng các loại kịch bản

4.3. Kể chuyện bằng hình ảnh

Bạn cũng nên sử dụng những hình ảnh cụ thể để xây dựng câu chuyện cho nhân vật khi xây dựng các loại kịch bản. Bằng cách sử dụng hình ảnh mạnh mẽ và cụ thể, cốt truyện có thể được hình dung một cách rõ nét và sống động hơn. Việc truyền tải câu chuyện qua hình ảnh giúp mang lại sự chân thực cũng như tạo nên các khoảnh khắc ấn tượng cho khán giả.

post image

Kể chuyện bằng hình ảnh khi xây dựng kịch bản

4.4. Chọn lọc chi tiết cũ

Việc sử dụng những chi tiết cũ trong tác phẩm có thể là một cách hiệu quả để thu hút sự chú ý của khán giả. Các chi tiết cũ trong tác phẩm có thể tạo sự kết nối cũng như gợi nhớ khán giả về những kỷ niệm hoặc các khoảnh khắc quen thuộc trong quá khứ. Điều này có thể gây ra sự tò mò và thích thú giúp khán giả có thể thưởng thức bộ phim và tìm ra sự liên kết và ý nghĩa của chúng.

post image

Chọn lọc chi tiết cũ là một cách viết kịch bản hiệu quả

4.5. Kể chuyện bằng cảm xúc

Nội dung là yếu tố hàng đầu để khán giả có thể đánh giá chất lượng của một tác phẩm phim ảnh. Vì vậy, để có thể điều khiển và tạo cảm xúc cho khán giả, các nhà biên kịch cần sử dụng lối kể giàu cảm xúc và tập trung vào giá trị ý nghĩa khi xây dựng ý tưởng kịch bản.

post image

Kể chuyện bằng cảm xúc là một cách hay để tạo ấn tượng cho khán giả

Lối kể giàu cảm xúc có thể thúc đẩy mạnh mẽ sự đồng cảm và tương tác của khán giả. Bằng cách sử dụng ngôn từ một cách tinh tế, nhà biên kịch có thể kích thích cảm xúc tinh thần của khán giả. Từ đó giúp tạo nên một sợi dây liên kết mạnh mẽ giữa tác phẩm và người xem.

4.6. Tận dụng các khoảnh khắc

Các tác phẩm điện ảnh thường chỉ có một thời lượng nhất định. Đôi khi thời lượng ít ỏi đó không đủ để bộ phim thể hiện đầy đủ các giá trị mà tác giả muốn đề cập. Vì vậy, để có thể chạm đến cảm xúc của khán giả, kịch bản cần tận dụng những khoảnh khắc đặc biệt để có thể để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng khán giả.

post image

Đừng quên tận dụng các khoảnh khắc đặc biệt để tạo dấu ấn cho khán giả

5. Lưu ý khi lên kịch bản bạn cần biết

Tùy thuộc vào từng thể loại cũng như yêu cầu của mỗi nhà sản xuất phim, các kịch bản sẽ có những lưu ý riêng.

Kịch bản phim hoạt hình:

  • Các nhân vật trong kịch bản phim hoạt hình thường là hư cấu. Các tạo hình nhân vật sẽ lấy cảm hứng từ con rối, búp bê, động vật,... được tạo cho họ sự sống và mang các đặc tính tương tự con người.
  • Các loại kịch bản phim hoạt hình thường xây dựng cốt truyện mang tính ngộ nghĩnh, đáng yêu. Điều này nhằm lan toả niềm vui, giúp người xem thư giãn thay vì tập trung vào cuộc sống thực tế.
post image

Một số lưu ý khi lên kịch bản bạn cần biết

Kịch bản phim truyện:

  • Nội dung kịch bản phim truyện cần đảm bảo sự kịch tính trong xung đột của câu truyện.
  • Cần có cốt truyện rõ ràng về mối quan hệ giữa các tuyến nhân vật.
  • Nên có một vài phân cảnh cao trào nhằm tạo ra trạng thái tình cảm sâu sắc cho nhân vật và khán giả.
  • Xây dựng các tình huống xung đột, cao trào một cách logic.
  • Kịch bản cần chú trọng vào chi tiết chính trong từng cảnh quay.

Kịch bản phim tài liệu:

  • Các loại kịch bản phim tài liệu sẽ tập trung vào việc phản ánh chân thực các khía cạnh cuộc sống và con người, nhấn mạnh vào các hiện tượng xã hội. Cốt truyện và nhân vật được xây dựng dựa trên những sự kiện có thật.
  • Kịch bản phim tài liệu có hai loại chính: kịch bản văn học và kịch bản phân cảnh.
  • Trong kịch bản phim tài liệu không có nhân vật hư cấu, không có diễn xuất hoặc gợi ý đóng kịch.

Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn một số thông tin cần thiết liên quan đến các loại kịch bản cũng như một số quy tắc để xây dựng kịch bản. Nếu bạn muốn hiểu sâu hơn về quy trình và phương pháp xây dựng kịch bản chuyên nghiệp, đừng ngần ngại liên hệ với Viewfinder Media để nhận được những sự hỗ trợ nhiệt tình nhất.

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:

ý tưởng kịch bảnkịch bản mẫu các thể loại phim ngắnoutline kịch bản là gìcác loại cấu trúc kịch bảnbố cục của kịch bản phimxây dựng kịch bản là gì
logo

Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.

Chia sẻ bài viết này

Rolling, Action!

Liên hệ ngay