Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Thiết Kế Bối Cảnh Trong Quay Phim

Tìm Hiểu Tất Tần Tật Về Thiết Kế Bối Cảnh Trong Quay Phim

September 28, 2023

Việc thiết kế bối cảnh phim đóng vai trò quan trọng đến sự thành công của toàn bộ cảnh quay. Một bối cảnh quay phù hợp với nội dung, độc đáo sẽ để lại ấn tượng mạnh trong lòng khách hàng. Đọc ngay bài viết dưới đây của Viewfinder Media nếu bạn đang muốn tìm hiểu về chủ đề này.

1. Thiết kế bối cảnh là gì?

Thiết kế bối cảnh là một khâu sáng tạo nằm trong quy trình sản xuất vở diễn sân khấu. Công việc này cũng xuất hiện tương tự với sản xuất truyền hình hoặc điện ảnh. Trong quá khứ, các nhà thiết kế và dựng bối cảnh có thể xuất phát từ nhiều trình độ khác nhau. Nhưng sau này, hầu hết đều được đào tạo kỹ lưỡng về chuyên môn, đa phần sẽ có bằng Cử nhân hoặc Thạc sỹ về lĩnh vực nghệ thuật sân khấu. 

post image

Tìm hiểu về thiết kế, setup bối cảnh

Những người này làm công việc thiết kế và dàn dựng cảnh quay nhằm hỗ trợ với mục đích nghệ thuật của một vở diễn. Thiết kế bối cảnh được xem là một phần trong quá trình thiết kế sản xuất cho điện ảnh hoặc truyền hình.

>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Ảnh thumbnail là gì? Ý nghĩa và mẹo tạo thumbnail hấp dẫn

2. Công việc thiết kế bối cảnh

Những công việc cơ bản của một người làm nghề thiết kế và dựng bối cảnh:

2.1 Tìm hiểu, nghiên cứu tư liệu

Để tạo nên bối cảnh cho các màn trình diễn, việc đầu tiên mà các chuyên viên thiết kế và xây dựng bối cảnh cần thực hiện đó là nghiên cứu và tìm đọc các tài liệu liên quan. Điều này giúp các chuyên viên hiểu hơn về nội dung chủ đạo cũng như các ẩn ý nằm bên trong. Mục đích của việc làm này là để có được ý tưởng thiết kế sáng tạo cho bối cảnh. Cùng với đó, việc làm này cũng giúp nhân viên thiết kế có thể xây dựng được chiều sâu, thể hiện được ẩn ý, bên trong vở kịch, phần trình diễn,…

post image

Nhân viên thiết kế bối cảnh cần nghiên cứu và tìm hiểu về các tài liệu có liên quan

>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Auto focus là gì? Nguyên lý hoạt động và các hình thức phổ biến

2.2 Làm việc với đạo diễn, hậu cần

Sau khi có được cái nhìn tổng quan về phần trình diễn, nhân viên làm thiết kế bối cảnh sẽ tiếp tục làm việc với đạo diễn để nắm bắt được chủ ý của kịch bản, nhân vật cũng như các cảnh, tầng lớp,… trong buổi trình diễn. Hai bên sẽ cùng nhau thống nhất ý tưởng để hạn chế tối đa những rủi ro, thay đổi đột xuất có thể xảy ra trên sân khấu trong quá trình trình diễn. 

post image

Nhân viên thiết kế cần phải làm việc với nhiều bộ phận khác nhau như hậu cần

Sau khi làm việc với bên phía đạo diễn, nhân viên thiết kế sẽ tiếp tục làm việc cùng các bộ phận thiết kế khác như phục trang, ánh sáng, sân khấu,... để lên sơ đồ bối cảnh một cách hoàn chỉnh. Các bên thống nhất và đưa ra bản thiết kế hoàn chỉnh.

2.3 Thiết kế bối cảnh

Có được những thông tin cần thiết và quan trọng, nhân viên sẽ tiến hành bắt tay vào công việc thiết kế bối cảnh và dựng chi tiết từng cảnh, lớp,… trên sân khấu. Yếu tố màu sắc, hiệu ứng,… cũng là điều cần hết sức lưu ý trong khâu thiết kế.

post image

Sắp xếp và dàn dựng từng bối cảnh cho cảnh quay

2.4 Thực hiện dựng

Sau khi hoàn chỉnh bản thiết kế theo đúng định hướng và sơ đồ ban đầu thì chỉ đạo thiết kế bối cảnh sẽ phân công cho tổ đội thiết kế, kỹ thuật,... cùng bắt tay vào dựng bối cảnh. Trong quá trình dựng bối cảnh, tổ đội sẽ khắc phục những điều còn sai sót và tiến hành chỉnh sửa ngay theo ý muốn của đạo diễn hình ảnh, ekip của chương trình,…

post image

Tiến hành thực hiện dựng bối cảnh

3. Yêu cầu kỹ năng cần có của người thiết kế

Để trở thành một nhân viên thiết kế và dựng bối cảnh chuyên nghiệp, bên cạnh những kiến thức chuyên môn, bạn cần trang bị thêm cho bản thân những kiến thức khá như: kiến thức về nền tảng mỹ thuật, thị giác, nguyên tắc thiết kế, tìm kiếm và lên ý tưởng,... 

post image

Bên cạnh kỹ năng chuyên môn, nhân viên thiết kế cần phải biết sử dụng photoshop

Sử dụng thành thạo các công cụ thiết kế như: photoshop, indesign, illustrator, after effect, lightroom, premiere, 3D max,... Kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập. Khả năng ngoại ngữ để có thể nghiên cứu các tài liệu khó, hiếm, tài liệu song ngữ,…

4. Cơ hội và thách thức của nghề thiết kế bối cảnh

Theo dõi thông tin dưới đây để biết rõ hơn về cơ hội và thách thức của việc thiết kế làm bối cảnh:

4.1 Cơ hội

Nghề thiết kế bối cảnh ở Việt Nam hiện nay đang có những bước phát triển mới. Do vậy, nếu bạn có hướng đi đúng thì cơ hội phát triển trong tương lai sẽ rất mở rộng. Cùng với đó là các trường đào tạo thiết kế, dựng bối cảnh ở nước ta hiện nay cũng tương đối nhiều nên rất thuận lợi cho việc học tập. Bạn có thể tham khảo một số trường như Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, Đại học Kiến trúc Hà Nội, Đại học Kiến trúc TP.HCM,…

post image

Bạn có hướng đi đúng trong nghề thiết kế làm bối cảnh thì cơ hội sẽ vô cùng mở rộng

4.2 Thách thức

Với công việc thiết kế làm bối cảnh tại Việt Nam hiện nay, để có một môi trường làm việc chuyên nghiệp thì thực sự chưa nhiều nên những người theo nghề này khó có cơ hội phát triển. Không những thế, tình trạng đạo nhái, ăn cắp ý tưởng cũng khiến cho nghề thiết kế bối cảnh gặp nhiều khó khăn.

post image

Môi trường làm việc chuyên nghiệp tại Việt Nam chưa thực sự có nhiều

Trên đây là tất tần tật thông tin về thiết kế bối cảnh mà bạn nên biết. Hi vọng qua bài viết này sẽ một phần nào đó giúp việc dựng bối cảnh quay của bạn trở nên dễ dàng hơn. Nếu có bất kỳ điều gì thắc mắc hãy liên hệ ngay với Viewfinder Media để được giải đáp nha!

>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: 

công việc thiết kế bối cảnh
logo

Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.

Chia sẻ bài viết này

Rolling, Action!

Liên hệ ngay