Setup ánh sáng trong studio là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến việc ghi hình và chụp ảnh. Ngoài tác dụng làm cho video hay ảnh thấy rõ được đối tượng thì ánh sáng còn có ý nghĩa rất lớn trong việc tách đối tượng khỏi nền và ghép phần khác vào. Đồng thời, ánh sáng cũng được xem như là một hiệu ứng giúp hình ảnh trở nên hoàn hảo hơn. Vậy có bao nhiêu cách setup ánh sáng quay video? Để trả lời cho câu hỏi này. Hãy cùng Viewfinder Media xem ngay bài viết dưới đây.
1. 3 loại ánh sáng cơ bản
Việc setup ánh sáng trong studio là điều rất cần thiết khi quay chụp. Bởi nếu không có ánh sáng tốt thì chất lượng ảnh, video của bạn sẽ giảm đi. Từ đó, nó khiến cho thước phim hay hình ảnh kém hấp dẫn và không thu hút. Vậy làm thế nào để setup ánh sáng? Có bao nhiêu loại ánh sáng dùng để setup trong studio?
1.1 Ánh sáng chính
Ánh sáng chính hay còn được gọi là key light, là nguồn sáng ảnh hưởng rất lớn trong quá trình quay chụp. Nó có tác dụng giúp tạo ra ánh sáng vừa đủ tới đối tượng chiếu sáng một cách rõ nét nhất. Thông thường khi setup ánh sáng studio, nguồn sáng chính sẽ được đặt về phía bên trái của một vật thể. Đặc biệt, nguồn sáng này bạn cũng có thể đặt xoay một góc từ 20 đến 45 độ.
Key light nguồn sáng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng hình ảnh, video
>>>> XEM NGAY: 12 hiệu ứng chuyển cảnh video được sử dụng phổ biến nhất
1.2 Ánh sáng phụ
Ánh sáng phụ (fill light) là loại ánh sáng có tác dụng làm giảm đi độ tối. Điều này giúp cho ống kính nhận ra được chủ thể và lấy nét một cách tốt nhất. Bên cạnh đó, nguồn sáng này đảm bảo thấy vừa đủ chi tiết đối tượng trong ảnh hay video. Điều này mang lại lợi ích rất lớn trong việc thể hiện đúng bản chất ánh sáng lên đối tượng. Đồng thời nó làm cho đối tượng có độ sâu nhất định và tạo được tính chân thật.
Ánh sáng phụ (fill light) là loại ánh sáng có tác dụng làm giảm đi độ tối
Mặt khác đây là nguồn sáng phụ nên công suất phát sáng cũng nhỏ hơn so với ánh sáng chính. Hầu hết, ánh sáng phụ được thiết lập khoảng một nửa cường độ so với ánh sáng chính khi đặt cùng cự ly. Do đó, bạn cần phải dời đèn fill light ra xa một khoảng nhất định. Việc này giúp bạn bảo đảm được giới hạn về cường độ ánh sáng cho đèn vừa đủ.
>>>> ĐỪNG BỎ LỠ: Frame rate là gì? Ý nghĩa và các thông số của frame rate
1.3 Ánh sáng ven
Trong 3 cách setup ánh sáng trong studio, ánh sáng ven (back light) có tác dụng làm rõ được vùng ven đối tượng cần chiếu sáng. Chính vì vậy mà đối tượng trong bức ảnh hay video trở nên nổi bật hơn hẳn. Bên cạnh đó, ánh sáng ven còn có ưu điểm rất lớn trong việc dễ dàng tách nhân vật ra khỏi nền hiệu quả.
Ánh sáng ven có tác dụng làm rõ được vùng ven đối tượng cần chiếu sáng
2. Cách setup ánh sáng trong studio
Như chúng ta đã biết, ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng quay chụp. Để có một bức hình đẹp và chuyên nghiệp thì việc setup ánh sáng trong studio là điều rất quan trọng. Ngày nay, có rất nhiều cách thiết lập ánh sáng trong studio khác nhau. Tùy vào nhu cầu và mục đích sử dụng mà mọi người có thể lựa chọn cho mình cách setup ánh sáng quay video phù hợp.
2.1 Paramount lighting
Paramount lighting là cách setup ánh sáng theo kiểu truyền thống. Đặc biệt, nguồn sáng chính thường được đặt ở phía trên góc của đối tượng. Cách đặt này chủ yếu được dùng cho phái nữ. Bởi điều này nó giúp nhấn mạnh gò má và làm nổi bật cho làn da cho mẫu ảnh rõ nét nhất.
Paramount lighting là cách setup ánh sáng theo kiểu truyền thống
Tuy nhiên, đối với một số trường hợp khi bóng đổ từ hiệu ứng Paramount lighting quá gay gắt. Bạn cũng có thể dùng tấm hắt sáng, rồi đặt nó ngay dưới cằm của mẫu ảnh để thu được bóng mờ một cách nhẹ nhàng hơn.
>>>> CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Keyframe là gì? 5 ứng dụng của keyframe mà bạn nên biết
2.2 Loop lighting
Loop lighting là cách setup ánh sáng trong studio được đặt cách mẫu ảnh khoảng 45 độ, sao cho chuyển bóng mũi sang một bên của khuôn mặt. Tuy kiểu setup này hướng ánh sáng hơi nghiêng sang một bên, nhưng nó tạo sức hút đặc biệt cho người xem. Ngoài ra, nếu bạn ưa thích bóng mềm hơn thì hãy thêm một tấm phản xạ hoặc đặt chiếc đèn thứ hai đối diện mẫu ảnh để tạo ánh sáng bổ sung.
Loop lighting là phương pháp sử dụng ánh sáng chếch 45 độ, tạo sức hút cho người xem
2.3 Split lighting
Đây là một trong những cách setup ánh sáng trong studio đặc biệt. Bởi một nửa khuôn mặt của đối tượng được chiếu sáng. Do đó, cách chụp ảnh này rất phù hợp với những ai có khuôn mặt to hoặc thừa cân. Cụ thể là bạn đặt đèn chính ngay bên cạnh mẫu ảnh một góc 90 độ. Để hiển thị đối tượng chụp một cách chi tiết hơn, bạn nên đặt ánh sáng xa hoàn toàn trong bóng tối hoặc có thể sử dụng ánh sáng lấp đầy.
Split lighting với cách đặt ánh sáng độc đáo
2.4 Rembrandt lighting
Rembrandt lighting được sử dụng khá phổ biến ở thể loại chụp ảnh chân dung trong các studio. Bạn có thể đánh ánh sáng này bằng cách dùng một tấm hắt sáng hoặc hai đèn khác nhau ngay sau đối tượng quay chụp. Đây là một trong những kỹ thuật giúp bạn thấy rõ được độ tương phản giữa các phần sáng, tối trên đối tượng của hình ảnh.
Rembrandt lighting được sử dụng khá phổ biến ở thể loại chụp ảnh chân dung
Một trong những điểm nhấn của cách đặt ánh sáng này là tạo ra một vùng sáng hình tam giác ngay trên gò má. Điều này giúp hình ảnh tăng sự chú ý của người xem hiệu quả. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý rằng phải đảm bảo được phần mắt bên phía vùng tối khuôn mặt luôn bắt được ánh sáng. Bởi nếu không nhìn bức ảnh sẽ không có hồn.
2.5 Side lighting
Một trong kiểu setup ánh sáng trong studio độc đáo chính là đặt ánh sáng theo phương pháp side lighting. Nó có nghĩa là tách khuôn mặt đối tượng chụp ra làm hai phần khác nhau. Tức là nguồn ánh sáng chính sẽ chiếu một nửa mặt của mẫu ảnh, nửa khuôn mặt còn lại sẽ không được chiếu sáng. Chính vì vậy, cách setup ánh sáng quay video này giúp tăng độ ấn tượng cho ảnh chụp chân dung. Từ đó, nó mang đến cảm giác nghệ thuật và bí ẩn hơn.
Side lighting có nghĩa là tách khuôn mặt đối tượng chụp ra làm hai phần khác nhau
2.6 Short lighting
Trái lại với những kiểu setup ánh sáng trong studio trước đó. Short lighting có xu hướng đánh tối một phần góc mặt của mẫu ảnh. Phần tối của khuôn mặt mẫu ảnh chiếm ưu thế lớn hơn. Điều này làm cho bức chân dung thể hiện được đúng tâm trạng một cách rõ nét. Tuy nhiên, phương pháp này cũng có nhược điểm là không che được những khuyết điểm trên da. Chính vì vậy mà kiểu đánh sáng này rất phù hợp cho mẫu nam hơn so với nữ.
Short lighting có xu hướng đánh tối một phần góc mặt của mẫu ảnh
2.7 Broad lighting
Phương pháp setup ánh sáng trong studio của broad lighting có xu hướng mang lại cảm giác thoải mái tươi sáng hơn cho người xem. Tuy nhiên, một điểm cần chú ý khi đặt theo phương pháp này là lượng ánh sáng trải rộng. Điều này nó khiến cho khuôn mặt của người mẫu trông lớn hơn. Chính vì vậy mà nó rất phù hợp cho những mẫu ảnh có khuôn mặt gầy.
Cách setup ánh sáng trong studio của broad lighting mang lại cảm giác thoải mái tươi sáng hơn
2.8 Fill lighting
Kỹ thuật fill lighting là phương pháp sử dụng nguồn sáng 2 chiều được đặt ở đối diện đèn chính. Phương pháp này có tác dụng giúp cản bóng và cân bằng được độ phơi sáng cho hình ảnh. Tuy nhiên. để sử dụng kỹ thuật fill lighting hiệu quả bạn cần phải hiểu thêm về tỷ lệ chiếu sáng. Tỷ lệ chiếu sáng của đèn càng lớn thì độ tương phản giữa tối và sáng càng rõ rệt. Ngoài ra, để tăng thêm sức hút cho bức ảnh bạn nên sử dụng tấm hắt sáng để thay cho đèn phụ nhằm làm mềm phần tối cho mẫu ảnh.
Fill lighting sử dụng nguồn sáng 2 chiều được đặt ở đối diện đèn chính
3. Các kỹ thuật setup ánh sáng trong studio
Để có thể tạo ra những bức ảnh gây ấn tượng và thu hút người xem thì việc setup ánh sáng trong studio là điều rất cần thiết. Dưới đây là một số kỹ thuật setup ánh sáng studio mà bạn cần lưu ý.
3.1 Setup với 1 đèn
Để tạo ra một bức ảnh chân dung ấn tượng và thu hút thì ánh sáng là một trong những yếu tố quan trọng. Tuy nhiên với những bức ảnh chân dung thì chỉ cần setup 1 đèn là đủ. Cách đặt cũng rất đơn giản. Mẫu ảnh được đặt cách hậu cảnh vài bước chân. Lúc này, nguồn sáng là softbox bát giác có kích thước khoảng 95cm được đặt ở vị trí 45 độ so với đối tượng.
Setup 1 đèn phù hợp cho chụp ảnh chân dung
Đặc biệt, Softbox bát giác có nguồn sáng khá rộng. Nó có thể giúp chiếu sáng một cách rõ nét mà không cần phải sử dụng một tấm hắt sáng nào. Điều này giúp cho mẫu ảnh có thể quay hay hướng bất kỳ đâu thì cũng có thể chiếu sáng được. Ngoài ra, để có chất lượng ánh sáng dịu thì bạn nên đặt càng gần người mẫu càng tốt.
3.2 Setup với 2 đèn
Kỹ thuật chụp chân dung với 2 đèn giúp mang lại kết quả hình ảnh đẹp mắt và nhất quán. Thực tế, các nhiếp ảnh gia chân dung đều áp dụng phương pháp này. Setup ánh sáng trong studio càng phù hợp thì bức ảnh chân dung chụp studio càng đẹp.
Kỹ thuật chụp chân dung với 2 đèn giúp mang lại kết quả hình ảnh đẹp mắt
3.3 Setup với 3 đèn
Kỹ thuật setup ánh sáng trong studio với 3 đèn là cách đặt ánh sáng chân dung vô cùng đặc biệt. Bởi điều này giúp bạn có thể tạo ra được bất kỳ tâm trạng nào mà bạn muốn cho bức ảnh. Chỉ với 3 nguồn ánh sáng khác nhau chiếu lên 1 chủ thể đã giúp cho bức ảnh trở nên thu hút hơn hẳn. Không những vậy mà cách chụp này làm cho bức ảnh có chiều sâu hơn rất nhiều.
Kỹ thuật setup ánh sáng với 3 đèn thường là cách đặt ánh sáng chân dung
Trên đây là một số gợi ý dành cho bạn về cách setup ánh sáng trong studio mà chúng tôi tổng hợp được. Viewfinder Media hi vọng rằng bạn đọc có thể cho mình những kiến thức bổ ích. Mọi thắc mắc, bạn đọc có thể liên hệ ngay cho chúng tôi để được giải đáp nhanh chóng nhé!
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.