Ánh sáng trong quay phim là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực khác điện ảnh. Vậy ánh sáng trong điện ảnh là gì và vai trò của nó ra sao? Có bao nhiêu kỹ thuật ánh sáng phổ biến? Khi thiết lập ánh sáng phim trường, chúng ta cần lưu ý điều gì? Để tìm ra đáp án đầy đủ cho những câu hỏi này, mời các bạn cùng xem qua bài viết sau đây của Viewfinder Media nhé!
1. Ánh sáng trong quay phim và vai trò quan trọng của nó
Ánh sáng trong quay phim là một kỹ thuật chiếu sáng vượt ra khỏi sự thiết lập ánh sáng ba điểm tiêu chuẩn. Điều này nhằm gia tăng sự căng thẳng, kịch tính, tạo chiều sâu và không khí cho bộ phim. Để đạt được các hiệu quả này, ánh sáng trong quay phim thường sử dụng những kỹ thuật chiếu sáng như ánh sáng phản xạ, ánh sáng khuếch tán và điều chỉnh nhiệt độ màu.
Khái niệm của ánh sáng trong điện ảnh
Đối với bất kỳ thể loại phim ảnh hoặc truyền hình nào, bố trí nguồn ánh sáng đều được coi là một loại hình nghệ thuật. Việc thiết kế, sắp xếp vị trí và điều khiển kỹ thuật chiếu sáng là một trong những điều quan trọng nhất của kỹ xảo điện ảnh. Đồng thời, ánh sáng còn có tác động đến tông màu của cảnh quay và thể hiện chuyên nghiệp của người quay phim.
>>>> XEM NGAY: Tiền kỳ là gì? Tìm hiểu A - Z về tiền kỳ trong sản xuất phim
Ánh sáng chính là yếu tố quan trọng trong điện ảnh, vì nó không chỉ tạo ra tâm trạng thị giác và bầu không khí mà còn đem lại cảm giác ý nghĩa cho khán giả. Bất kể là việc trang điểm cho phim trường hay xác định vị trí diễn viên. Mọi giai đoạn trong quá trình làm phim đều ảnh hưởng đến việc thiết lập ánh sáng và ngược lại.
Ánh sáng trong phim có vai trò quan trọng trong việc phản ánh tâm lý của nhân vật. Nó có thể được điều chỉnh về lượng, kích thước, màu sắc và độ gắt để phù hợp với cảm xúc của nhân vật. Hơn nữa, ánh sáng cũng rất quan trọng trong việc xác định và hỗ trợ thể loại phim.
Ánh sáng trong quay phim có vai trò cực kì quan trọng
Chẳng hạn như phim hành động hoặc kinh dị, ánh sáng được sử dụng để tạo ra một không gian tăm tối, mờ bí ẩn, gây căng thẳng và kích thích cảm giác lo sợ. Hoặc trong phim lãng mạn hoặc nghệ thuật, ánh sáng sẽ được thiết lập để tạo ra không gian mơ màng, êm đềm và lãng mạn với các tia sáng mềm mại và màu sắc dịu dàng.
Ngoài ra, tạo ra hiệu ứng đặc biệt và kỹ xảo trong phim khoa học viễn tưởng hoặc phiêu lưu cũng là một vai trò của ánh sáng trong phim. Sự kết hợp của ánh sáng neon, màu sắc, ánh sáng mờ và tia laser có thể tạo ra một thế giới huyền bí và hấp dẫn.
2. 10 Kỹ thuật ánh sáng trong quay phim được sử dụng nhiều nhất
Dưới đây là 10 kỹ thuật ánh sáng được sử dụng phổ biến trong quá trình quay phim và sản xuất video quảng cáo:
2.1. Ánh sáng chính - key light
Key light hay ánh sáng chính là nguồn ánh sáng có cường độ mạnh và mang tính định hướng nhất trong toàn bộ cảnh quay. Đây là nguồn cung cấp ánh sáng quay video chủ yếu, được thiết lập đầu tiên để chiếu sáng các chủ thể hoặc diễn viên. Ánh sáng chính có hai loại nhỏ bao gồm:
- High Key lighting: Loại ánh sáng này thường được dùng trong điện ảnh hay truyền hình. Nó được dùng nhằm mục đích xử lý các hình ảnh có độ tương phản cao hoặc điều chỉnh tâm trạng và tone màu của cảnh phim.
- Low Key lighting: Low Key sử dụng nguồn sáng gắt (hard) nhằm bao bọc cho một cảnh trong bóng tối. Việc sử dụng kỹ thuật ánh sáng này thường hướng đến độ tương phản cao và để các vùng đen chiếm ưu thế so với tổng thể khung hình.
Ánh sáng chính hay keylight trong làm phim
Điểm quan trọng của loại ánh sáng này là:
- Khi sử dụng kỹ thuật keylight, bạn không nên đặt chúng quá gần máy quay. Bởi vì cách bố trí này sẽ khiến cho ánh sáng trong phim trở nên phẳng và thiếu chiều sâu.
- Việc đặt nguồn sáng chính chếch về phía bên hoặc ở phía sau của vật thể hoặc diễn viên sẽ tạo ra một cảm giác bí ẩn, kịch tính vì khung hình bị làm tối.
- Nguồn sáng chính là 1 trong 3 nguồn sáng quan trọng trong cách bố trí ánh sáng 3 điểm.
>>>> XEM THÊM: High key là gì? Vai trò và cách thiết lập high key trong quay phim
2.2. Ánh sáng phụ - Fill light
Fill light hay ánh sáng phụ là nguồn ánh sáng giúp chiếu sáng bóng đổ được tạo ra bởi ánh sáng chính. Đây cũng là chức năng quan trọng nhất của loại ánh sáng trong quay phim này. Ánh sáng phụ thông thường không mạnh bằng ánh sáng chính và được đặt đối diện với ánh sáng chính.
Fill light còn được gọi là ánh sáng phụ
Điểm quan trọng của ánh sáng phụ bao gồm:
- Nguồn ánh sáng này hỗ trợ bạn rất tốt trong việc khử bóng được hình thành bởi nguồn sáng chính. Do đó, nguồn sáng phụ thường có đặc điểm là nhẹ, không tạo ra bóng đổ và không tự thu hút sự chú ý về nó.
- Khi bố trí nguồn sáng phụ càng gần máy quay, bóng đổ tạo ra sẽ càng ít.
- Bạn dễ dàng tạo ra nguồn sáng phụ mặc dù bạn không có một thiết bị nào trong tay.
- Bằng cách sử dụng một tấm hắt sáng (reflector) đặt ở đối diện, chếch một hướng góc ¾ so với nguồn sáng chính, ánh sáng phát ra sẽ được phản chiếu và quay ngược lại chủ thể.
- Tỉ lệ key/fill, hay tỉ lệ chính/phụ, là thuật ngữ dùng để mô tả mối quan hệ tương quan về cường độ ánh sáng của nguồn sáng chính và nguồn sáng phụ. Chẳng hạn, nếu tỉ lệ là 2:1, có nghĩa là cường độ ánh sáng của nguồn sáng phụ chỉ bằng một nửa so với nguồn sáng chính.
2.3. Ánh sáng ngược - Back light
Backlight hay ánh sáng ngược là nguồn sáng tập trung chiếu vào chủ thể hoặc diễn viên. Chúng có thể được chiếu từ đằng sau và thường được đặt cao hơn so với vị trí đối tượng chiếu sáng. Loại ánh sáng trong quay phim này có tác dụng tách background khỏi chủ thể hoặc diễn viên và hỗ trợ làm gia tăng chiều sâu cho nhân vật. Đồng thời, chúng giúp cho nhân vật/chủ thể trở nên nổi bật và đa chiều hơn.
Sử dụng loại ánh sáng ngược
Điểm quan trọng của ánh sáng ngược:
- Ánh nắng trực tiếp từ mặt trời có thể làm nổi bật chủ thể của bạn.
- Khi sử dụng nguồn sáng ngược từ mặt trời, bạn có thể dùng hắt sáng hoặc một tấm bảng trắng. Chúng dùng để phản chiếu và làm dịu đi ánh sáng chiếu lên chủ thể.
- Để tạo phong cách ngược sáng, bạn cần canh nguồn sáng được lấy chuẩn từ nguồn sáng ngược, loại bỏ nguồn sáng chính và nguồn sáng phụ.
- Nếu nguồn sáng ngược được đặt phía sau diễn viên tại một góc nhất định và chỉ chiếu sáng một phần gương mặt của diễn viên, lúc này nguồn sáng sẽ được gọi là kicker.
- Nhiều người thường sử dụng đèn ARRI 150 để làm nguồn sáng ngược.
- Khi nguồn sáng chính, nguồn sáng phụ và nguồn sáng ngược kết hợp với nhau, chúng sẽ tạo thành hệ thống ánh sáng 3 điểm.
>>>> KHÁM PHÁ THÊM: Video time lapse là gì? Cách quay video time lapse đơn giản
2.4. Ánh sáng bên - Side light
Ánh sáng bên, còn được gọi là side light, là một hình thức ánh sáng đến từ phía bên song song với diễn viên. Ánh sáng bên được dùng để tạo ra không khí điện ảnh và phong cách Chiaroscuro. Đây là phong cách được tạo dựng thông qua việc sử dụng sự tương phản giữa ánh sáng và bóng tối để làm nổi bật chủ thể và tạo chiều sâu cho hình ảnh.
Nguồn ánh sáng side light
Điểm quan trọng của loại ánh sáng quay phim này bao gồm:
- Bạn không nên sử dụng nguồn ánh sáng phụ hoặc nếu sử dụng, chỉ nên dùng với tỉ lệ chính/phụ rất thấp cỡ 8:1. Điều này nhằm tạo ra một khung hình có tính điện ảnh (dramatic) bằng ánh sáng bên.
- Ánh sáng bên thường được sử dụng nhiều trong việc làm nổi bật texture.
2.5. Ánh sáng thực tế - Practical light
Nguồn sáng thực tế (Practical light) là các loại nguồn sáng có thể tìm thấy ở trong môi trường. Chúng bao gồm đèn bàn, nến hoặc ánh sáng phát ra từ màn hình tivi,... Tất cả những vật trang trí này được bố trí thêm vào các cảnh quay nhằm mục đích làm sáng góc hoặc khuôn mặt của diễn viên. Từ đó, loại ánh sáng trong quay phim này hỗ trợ tạo ra một không gian phù hợp cho cảnh quay.
Ánh sáng Practical light trong quay phim
Điểm quan trọng của ánh sáng thực tế bao gồm:
- Nguồn sáng thực tế đóng vai trò rất quan trọng và giúp tăng thêm chiều sâu cho cảnh.
- Các nguồn sáng thực tế thường sẽ có nút điều chỉnh độ sáng. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có nút điều chỉnh, bạn có thể dán diffusion gel xung quanh
2.6. Ánh sáng phản chiếu - Bounce light
Ánh sáng phản chiếu (bounce light) thường được sử dụng với nhiều vai trò khác nhau. Đó có thể là ánh sáng ngược, ánh sáng chính, ánh sáng phụ, hay thậm chí chiếu sáng vật thể ở phía sau. Để tạo ra được loại ánh sáng trong quay phim này, một tấm bảng trắng hoặc một tấm lụa là dụng cụ cần thiết. Tuy nhiên, bạn cũng có thể phản chiếu ánh sáng từ trần và tường.
Bounce light là một trong các loại ánh sáng phim trường phổ biến
Điểm quan trọng của ánh sáng phản chiếu bao gồm:
- Việc sử dụng một tấm bảng xốp trắng có bề mặt lì có thể tạo ra một nguồn sáng phản chiếu mịn nhất.
- Ánh sáng sẽ gắt hơn khi bạn hắt sáng màu bạc và thường tạo ra ánh sáng phản chiếu có cường độ ¾ tùy thuộc vào khoảng cách nguồn sáng.
2.7. Ánh sáng mềm - Soft light
Ánh sáng mềm mịn hay soft light có thể đến từ một nguồn sáng lớn hoặc từ một tấm tản sáng. Đúng với tên gọi của nó, ánh sáng này sẽ tạo ra một bóng mịn, nhẹ và thậm chí không tạo ra tình trạng bóng đổ khi ánh sáng đủ mềm.
Loại ánh sáng mềm nhẹ Soft light
2.8. Ánh sáng cứng - Hard light
Hard light hay ánh sáng cứng là một chùm sáng có độ tập trung cao được phát ra từ một nguồn sáng nhất định hay ánh sáng từ mặt trời. Ánh sáng cứng tạo ra vùng shadow (bóng đổ) mạnh mẽ và có đường nét rõ ràng. Bạn có thể tận dụng nguồn ánh sáng quay phim này để thu hút sự chú ý của người xem vào chủ thể và các cảnh quay. Tuy nhiên, các đoàn quay phim không chuộng sử dụng nguồn ánh sáng cứng.
Loại ánh sáng hard light
Điểm quan trọng của ánh sáng cứng bao gồm:
- Ánh sáng mặt trời trực tiếp tạo ra ánh sáng cứng và cần được làm mịn sáng.
- Một nguồn sáng nhỏ (so với chủ thể) sẽ tạo ra ánh sáng cứng, và một nguồn sáng lớn hơn sẽ tạo nên nguồn ánh sáng mềm mại và mịn.
2.9. Ánh sáng giả lập - Motivation light
Chiếu sáng giả lập hay motivation light là cách chiếu sáng sử dụng ánh sáng giả lập hoặc mô phỏng ánh sáng thực tế xuất hiện trong khung hình. Chẳng hạn như, khung cảnh diễn viên đang đi dưới trăng, nhưng ánh trăng không đủ sáng. Chúng ta có thể dùng ánh sáng giả lập nhằm chiếu sáng cho diễn viên và hỗ trợ các cảnh quay có đầy đủ ánh sáng hơn. Đây cũng là một loại ánh sáng trong quay phim phổ biến và thường được các đoàn phim sử dụng.
Ánh sáng giả lập trong quay phim
Điểm quan trọng của nguồn sáng giả lập bao gồm:
- Khi bố trí nguồn sáng giả lập, bạn cần đặt sự chú trọng vào việc sắp đặt sớm nguồn sáng trong cảnh và khi lên kế hoạch sản xuất.
- Chuẩn bị đầy đủ và chính xác các loại gel mà bạn cần để phục vụ cho việc thay đổi nhiệt độ màu và phù hợp màu sắc giữa hai nguồn sáng.
- Nguồn sáng giả lập của bạn phải có diện mạo và tính chất giống nguồn sáng gốc trong cảnh. Chẳng hạn như, nếu bạn muốn nguồn sáng trong phim là ánh trăng, nhưng nguồn sáng của bạn thiết lập lại phát ra ánh sáng ở nhiệt độ màu 5600K. Cảnh quay này sẽ trông rất không đúng bởi vì nhiệt độ ánh sáng không phù hợp.
2.10. Ánh sáng sẵn có - Available light
Available light hay ánh sáng có sẵn là một nguồn ánh sáng tự nhiên sẵn có tại trường quay. Loại ánh sáng này sẽ thay đổi theo từng giờ trong ngày và được rất nhiều đoàn phim ưa chuộng so với các loại ánh sáng trong quay phim khác. Tuy nhiên, trước khi quay phim, bạn cần đi khảo sát và nắm bắt thông tin về ánh sáng tại địa điểm đó. Một số điểm quan trọng về nguồn sáng này:
- Nếu bạn chọn nguồn sáng từ ánh sáng mặt trời, bạn nên thận trọng theo dõi diễn biến thời tiết và vị trí của mặt trời.
- Bình minh và hoàng hôn chiều tà là hai khung giờ vàng (golden hour) cho ánh sáng mềm mịn.
- Bạn cần theo dõi liên tục diễn biến thời tiết bởi vì mặt trời thay đổi khá nhanh chóng về cường độ và màu sắc khi trời tối.
Available light thay đổi linh hoạt theo từng giờ trong ngày
3. Màu sắc của ánh sáng quay video là gì?
Tùy thuộc vào nguồn ánh sáng, cài đặt của máy quay và thông điệp mà bộ phim muốn truyền tải, màu sắc của ánh sáng có thể được thiết lập bởi nhiều màu khác nhau. Màu sắc phổ biến của ánh sáng trong quá trình quay phim thường là ánh sáng trắng, ánh sáng vàng hoặc ánh sáng xanh lá cây. Chẳng hạn như ánh sáng màu vàng thường phù hợp cho các bối cảnh ngoài trời hoặc trong nhà vào ban đêm. Ánh sáng màu xanh lá cây sẽ được sử dụng khi bạn muốn các bối cảnh tạo nên cảm giác tươi mát và sinh động.
Khái niệm màu sắc của ánh sáng
Thông thường, người ta thường dùng thang đo Kelvin (K) để đo màu sắc của ánh sáng trong quay phim. Sắc độ của ánh sáng phụ thuộc vào độ tăng giảm của thang đo K. Khi độ K càng thấp thì ánh sáng sẽ có sắc đỏ càng nhiều. Khi độ K càng đi lên cao thì ánh sáng vàng và trắng, xanh dương sẽ xuất hiện.
4. Các lưu ý khi sử dụng ánh sáng trong lúc quay phim
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần biết khi thiết lập và sử dụng ánh sáng trong sản xuất phim:
4.1. Độ mềm của ánh sáng phụ thuộc vào độ lớn của nguồn sáng
Thực tế cho thấy, khi diện tích nguồn ánh sáng nhỏ, các phần tối trên chủ thể sẽ được lộ ra một cách rõ nét hơn. Đối lập với điều đó, khi diện tích nguồn ánh sáng lớn hơn, ánh sáng trên chủ thể sẽ trở nên dịu hơn và bóng đổ trên chủ thể sẽ giảm đi sự tương phản. Bạn có thể di chuyển nguồn sáng gần hơn với chủ thể hoặc tăng thêm độ khuếch tán cho nguồn ánh sáng. Đây chính là lưu ý đầu tiên khi sử dụng ánh sáng trong quay phim.
Độ dịu của ánh sáng phụ thuộc vào nguồn sáng
4.2. Nhiệt độ màu của ánh sáng sẽ được thay đổi nếu độ sáng của đèn sợi đốt (Tungsten) thay đổi
Người chịu trách nhiệm cho các kỹ thuật ánh sáng trong quay phim nên biết cách kiểm tra nhiệt độ đèn Tungsten (đèn sợi đốt). Quá trình kiểm tra này được thực hiện bằng cách sử dụng đồng hồ đo ánh sáng illuminati và kết nối với ứng dụng trên điện thoại. Khi ánh sáng của đèn Tungsten mờ đi, nhiệt độ màu sẽ tăng lên. Vì vậy, nhiệt độ màu của ánh sáng sẽ thay đổi khi độ sáng của đèn sợi đốt thay đổi. Ngoài ra, ánh sáng sẽ có tác động lên chủ thể dần dần ngả về màu cam nhiều hơn.
Sự thay đổi của nhiệt độ màu ánh sáng
4.3. Thêm và bớt nguồn sáng là 2 kĩ thuật có tác động giống nhau
Thêm và bớt nguồn sáng là 2 kỹ thuật quan trọng trong việc chiếu ánh sáng quay phim và có sức ảnh hưởng lớn đến vật thể. Đôi khi, việc giảm bớt nguồn sáng trên vật thể hoặc điều chỉnh nguồn sáng theo ý muốn là điều cần thiết. Một số công cụ thường được sử dụng để kiểm soát nguồn sáng là tấm lọc ánh sáng (floppy) với kích thước 4×4.
Kỹ thuật thêm bớt nguồn sáng
Cụ thể, tấm lọc ánh sáng là một tấm vải mỏng, kích thước của nó có thể gấp đôi bình thường khi căng ra. Nó có chức năng giảm bớt nguồn sáng không mong muốn hoặc ngăn chặn tình trạng lóa ống kính. Các phụ kiện khác như tấm vải lụa hoặc vải lưới cũng có thể giảm bớt và khuếch tán ánh sáng theo các mức độ khác nhau.
4.4. Sử dụng nguồn sáng keylight ngược
Quy tắc của nguồn ánh sáng keylight ngược hoặc đèn chiếu xa là đặt nguồn sáng cùng phía mà ánh mắt của nhân vật đang nhìn tới. Đây là nguồn sáng đặt song song với máy ảnh. Khi đó, nguồn sáng thường sẽ bắt vào mắt của đối tượng và bóng đối tượng sẽ đổ về phía máy ảnh. Đây là một lưu ý tiếp theo mà bạn cần biết khi thiết lập ánh sáng trong quay phim.
Dùng ánh sáng keylight ngược
4.5. Kiểm tra kỹ nguồn điện của đèn để tránh ngắt nguồn sáng đột ngột
Không còn gì bất mãn hơn khi đoàn phim đang tác nghiệp thì nguồn ánh sáng đột ngột bị ngắt mạch. Vì vậy, bạn cần biết rõ vị trí hộp cầu dao nguồn điện và nắm rõ các lưu ý về cường độ nguồn điện. Điều này nhằm giúp bạn dễ dàng việc kiểm tra các thông số và tình trạng mạch điện trước mỗi buổi quay phim. Từ đó, việc sử dụng ánh sáng trong quay phim được đảm bảo an toàn và hạn chế bị ngắt đột ngột.
Kiểm tra mạch điện trước khi quay phim
4.6. Sử dụng tấm nhựa/ tấm gel cho đèn để giảm độ sáng tùy ý
Hiểu một cách đơn giản, tấm gel là một dụng cụ có màu trong suốt. Nó thường được sử dụng trong việc thiết lập ánh sáng trong quay phim. Nhiều người thường áp tấm gel lên phía trên các nguồn sáng nhằm tạo ra nhiều hiệu ứng ánh sáng đầy màu sắc.
Dùng các tấm gel cho đèn
Tuy nhiên, có những trường hợp bạn có thể sử dụng kết hợp hiệu ứng đèn với ánh sáng ban ngày. Hoặc bạn kết hợp đèn LED với đèn Tungsten nhằm cân bằng hiệu ứng ánh sáng. Do đó, việc dùng tấm nhựa/gel còn giúp bạn tạo ra nhiều hiệu ứng ánh sáng như mong muốn.
4.7. Biết luật nghịch đảo bình phương
Cường độ ánh sáng được tính bởi công thức 1/d², trong đó d là distance (khoảng cách). Điều này có nghĩa là khi bạn tăng gấp đôi khoảng cách từ nguồn sáng đến đối tượng thì diện tích chiếu sáng của nguồn sáng sẽ lớn hơn gấp bốn lần. Nhưng nó sẽ ở cường độ thấp hơn. Vì vậy, nếu muốn nguồn ánh sáng quay phim rực rỡ ở cường độ cao, bạn cần phải di chuyển nguồn sáng đến gần đối tượng.
Nắm rõ luật nghịch đảo bình phương
4.8. Sử dụng mặt trời làm “đèn” backlight
Khi quay phim ngoài trời, nhiều người thường tận dụng được vẻ đẹp và nét thẩm mỹ của ánh sáng mặt trời. Họ thực hiện được điều này bằng cách sử dụng nó như một nguồn sáng tự nhiên. Khi mặt trời trở thành yếu tố quan trọng đối với các kỹ thuật ánh sáng trong quay phim, bạn sẽ thấy một vùng ánh sáng rực rỡ xung quanh chủ thể. Ngoài ra, nó còn có những hiệu ứng lóe ống kính tuyệt đẹp và vô cùng tự nhiên.
Dùng backlight từ mặt trời
4.9. Biết cách tạo ra ánh sáng khuếch tán (booklight)
Ánh sáng “Book light” là một kỹ thuật chiếu sáng quan trọng cần có ở bộ sưu tập ánh sáng trong quay phim hay và dễ áp dụng. Khi bạn sử dụng 1 vật thể tạo thành hình chữ V, vật thể này sẽ hứng nguồn sáng gốc. Sau đó, nhiệm vụ của vật thể này là khuếch tán ánh sáng dội ra và nguồn sáng này có tên là book light. Đặc điểm của nguồn sáng booklight là mịn và khá dịu nhẹ
Cách tạo ra nguồn sáng khuếch tán
5.10. Tận dụng được nguồn ánh sáng phản chiếu không mong muốn
Khi sử dụng hàng loạt thiết bị chiếu ánh sáng trong quay phim, bạn có thể gặp phải tình trạng nhiều nguồn sáng phản chiếu lại gây khó chịu. Để khắc phục vấn đề này, bạn nên dùng các đạo cụ như floppy hoặc một tấm vải đen. Chúng sẽ giúp hấp thụ một phần nguồn sáng đó và tái bố trí nguồn sáng nhằm tạo ra những vùng đổ bóng vô cùng sáng tạo.
Cách khắc phục nguồn ánh sáng phản chiếu khó chịu
Trên đây là thông tin về một số loại ánh sáng trong quay phim phổ biến hiện nay. Cùng với đó là vai trò của chúng và một số lưu ý bạn cần quan tâm. Hy vọng bạn đã có thêm được nhiều kiến thức bổ ích về việc thiết lập ánh sáng phim trường thông qua bài viết. Nếu cần hỗ trợ bất cứ vấn đề gì, bạn hãy liên hệ Viewfinder Media ngay nhé!
>>>> KHÔNG NÊN BỎ QUA:
Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.