VFX là gì? Đây là từ khóa tìm kiếm nhiều nhất trong những năm trở lại đây. Công cụ này được xem là giúp cho các thước phim trở nên mãn nhãn hơn. Đồng thời cũng là công cụ kỹ xảo mang lại chất lượng hình ảnh được độc đáo và thu hút người xem. Hãy cùng Viewfinder Media tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé.
1. Kỹ xảo VFX là gì?
Kỹ xảo VFX là gì? Kỹ xảo VFX được viết tắt từ Visual Effects hay cũng có thể gọi là VFX artist. Theo cốt lõi VFX được hiểu là quá trình tạo ra hoặc thêm hiệu ứng hình ảnh nhằm nâng cao chất lượng, tạo nên những cảnh quay hấp dẫn và ngoạn mục. Thông thường hiệu ứng VFX được các production house sử dụng cho những loại phim khoa học viễn tưởng hay điện ảnh.
Kỹ xảo VFX là gì?
Nhờ có hiệu ứng VFX mà những cảnh quay tưởng chừng không thực hiện được ở đời thực đã trở thành các thước phim hấp dẫn và sống động được thể hiện trên màn ảnh. Ngoài ra, VFX cũng giúp cho đoàn phim không chỉ tiết kiệm được chi phí mà còn có thể bảo đảm an toàn cho các diễn viên khi tham gia các cảnh quay đầy nguy hiểm.
>>>> XEM THÊM: Top 10 phần mềm chỉnh sửa video miễn phí và dễ dùng
2. 3 Loại kỹ xảo điện ảnh VFX phổ biến
Trên thị trường hiện nay, 3 loại kỹ xảo VFX cơ bản được sử dụng phổ biến là: Kỹ thuật phông xanh, kỹ thuật CGI và kỹ thuật ghi hình chuyển động. Tùy theo nhu cầu và mục đích cần sử dụng mà các nhà sản xuất, công ty làm phim quảng cáo mà có thể lựa chọn loại kỹ xảo VFX phù hợp. Vậy 3 loại kỹ xảo VFX là gì? Hiệu ứng của chúng có những đặc điểm nổi bật nào?
2.1 Mô phỏng hình ảnh bằng máy tính (CGI)
Kỹ xảo CGI trong VFX là gì? Kỹ thuật CGI với tên đầy đủ là Computer-generated Imagery có nghĩa là mô phòng hình ảnh bằng máy tính. Kỹ thuật này là phương pháp sử dụng máy tính để tạo ra các hiệu ứng, hình ảnh chuyển động cho video. CGI thường được các nhà sản xuất phim sử dụng để tạo ra những cảnh quay khó và không thể thực hiện được trong thực tế.
Kỹ xảo CGI
Đặc biệt, kỹ thuật CGI cũng rất phong phú từ việc tạo ra những quái vật hư cấu, hành tinh ảo, hay các cảnh hành động nguy hiểm mà các diễn viên không thể thực hiện được. Với sự phát triển mạnh mẽ, kỹ xảo CGI đã trở thành một trong những công cụ tạo ra những hình ảnh tuyệt vời và thu hút cho nền công nghiệp điện ảnh.
2.2 Ghi hình chuyển động (Motion capture)
Kỹ xảo Motion capture là kỹ xảo giúp ghi hình chuyển động trong phim một cách hiệu quả. Đây là quá trình được bắt đầu từ việc đính cảm biến trên cơ thể đối tượng cần ghi lại các chuyển động. Thông thường các cảm biến này được gắn lên các điểm quan trọng của cơ thể như tay, trên mặt, khung xương,...
Kỹ xảo hình ảnh chuyển động
Khi các diễn viên thực hiện các chuyển động, cảm biển sẽ ghi lại tất cả các dữ liệu về những chuyển động đó. Tiếp theo, những dữ liệu này sẽ được các nhân viên hậu kỳ xử lý rồi chuyển chúng thành một mô hình 3D. Ngoài được áp dụng trên cơ thể các diễn viên thì motion capture còn được dùng ghi lại những chuyển động của camera. Điều này giúp cho hình ảnh nhân vật được cái nhìn sinh động hơn.
>>>> CLICK NGAY: Video recap là gì? Quay video sự kiện chuyên nghiệp Viewfinder
2.3 Kỹ thuật phông xanh (Compositing)
Chắc hẳn khi xem các phân cảnh hậu trường của những bộ phim khoa học viễn tưởng. Ai sẽ cũng thắc mắc tại vì sao các diễn viên đang diễn trên nền phông xanh. Vậy kỹ thuật đó là gì? Kỹ thuật này có tên gọi Compositing là một trong những kỹ thuật giúp kết hợp những cảnh quay thật cùng với những hình ảnh được tạo ra nhờ VFX.
Kỹ thuật phông xanh dùng trong những bộ phim khoa học viễn tưởng
Nhờ đó, nó giúp cho người xem có cái nhìn thích thú và sinh động hơn khi xem phim. Kỹ thuật này có rất nhiều công đoạn khác nhau như Keying, Matte Painting, Rig Removal,... Với kỹ xảo ấn tượng và rõ nét giúp hiệu ứng trong phim thể hiện một cách hoàn toàn tự nhiên. Từ đó, nó giúp cho người xem tin rằng những hình ảnh này là có thật.
3. Sự khác nhau VFX với animation
Sự khác nhau giữa animation và VFX là gì? Tuy 2 loại kỹ xảo VFX với Animation đều là những phần mềm giúp cho việc tạo dựng phim ảnh được thực hiện dễ dàng và sinh động nhưng nó cũng có những đặc điểm khác nhau như:
Sự khác nhau giữa Amination và VFX là gì?
VFX | Animation | |
Định nghĩa | VFX là một phần mềm kỹ xảo giúp xử lý các cảnh quay tại phim trường trở nên sinh động hơn. Nó tạo ra các hiệu ứng video và hình ảnh bắt bắt cho các tác phẩm phim ảnh. | Animation là loại phần mềm tạo ra các chuyển động bằng hình ảnh. Ứng dụng này được sử dụng rất nhiều trong các phim quảng cáo, trò chơi điện tử,... |
Phần mềm thông dụng | Adobe After Effects, Autodesk Maya, 3Ds Max, Nuke,... | Blender, 3Ds Max,... |
Đối tượng thực hiện | Các cảnh quay thật | Các hình ảnh tranh, đất sét,... |
Ứng dụng | Phim ảnh, TVC quảng cáo, MV ca nhạc,... | Phim ảnh, hoạt hình, game, quảng cáo,... |
Tác phẩm sử dụng | Avatar, Spiderman, Avengers, Game of Thrones,... | 3D/2D Animator, Texturing Artist,... |
4. Các phần mềm VFX thường dùng
Mục đích khi sử dụng phần mềm VFX là gì? Nhờ kỹ xảo của VFX mà các nhà sản xuất phim mới tạo ra được những bộ phim đầy sống động. Tuy nhiên, để bộ phim được thể hiện bắt mắt nhất thì những phần mềm VFX là điều không thể thiếu. Dưới đây là một vài phần mềm VFX thường dùng và khá phổ biến.
4.1 Adobe After Effects
Adobe After Effects là phần mềm không thể thiếu và được sử dụng trong hậu kỳ làm phim. Bên cạnh được sử dụng trong những bộ phim điện ảnh, phần mềm này còn dùng trong các chương trình quảng cáo, viễn thông,... Phần mềm Adobe After Effects giúp cho các chương trình trở nên tươi mới và sinh động, hấp dẫn hơn.
Công cụ chỉnh ảnh được nhiều người sử dụng
4.2 3Ds Max
3Ds Max là một phần mềm của hiệu ứng VFX được sử dụng trong việc tạo hình ảnh cho sản phẩm 3 chiều. Cùng với đó, phần mềm này còn tạo nên những hiện tượng kỹ xảo không có trong đời thực giúp thu hút người xem hơn. Loại phần mềm này sử dụng khá rộng rãi trong các trung tâm kiến trúc, cải tiến trò chơi điện tử, hình ảnh chuyển động trong phim,...
Kỹ thuật xử lý ảnh 3Ds Max
4.3 Houdini
Đây là phần mềm khá nổi tiếng trong giới công nghệ về thiết kế 3D. Chính vì có ưu điểm trong việc tạo hiệu ứng tốt cho phim ảnh mà loại phần mềm này được các hãng phim nổi tiếng sử dụng. Một số hãng phim nổi tiếng có thể được kể đến như: Imagework, ILM, Sony Pictures, Frame Store,...
Kỹ thuật này được dùng nhiều trong các hãng phim nổi tiếng
4.4 Autodesk Maya
Phần mềm Autodesk Maya hay còn được gọi tắt Maya, nó là phần mềm được sử dụng nhiều trong việc tạo ra các ứng dụng thiết kế 3D như phim hoạt hình, truyền thông, hay các trò chơi điện tử. Điểm mạnh của loại phần mềm Maya này là có thể giúp các thước phim trở nên sinh động và hấp dẫn. Ngoài ra, phần mềm cũng giúp phát triển nhân vật trong phim được chân thực hơn.
Phần mềm Maya giúp cho bộ phim hấp dẫn hơn
>>>> TÌM HIỂU THÊM: Độ phân giải video là gì? tìm hiểu các chuẩn quay video
4.5 Nuke
Đây là một trong những phần mềm chuyên dụng trong kỹ xảo hiệu ứng VFX nhằm giúp video và hình ảnh ấn tượng. Nuke với công năng tuyệt vời chính vì thế mà nó được sử dụng rất nhiều trong hàng loạt bộ phim nổi tiếng của Mỹ như: Đấu Trường Sinh Tử, Đại Gia Gatsby,... Ngoài ra, với sự góp mặt của phần mềm Nuke các bộ phim càng gây ấn tượng với người xem bởi kỹ thuật hiện đại.
Phần mềm Nuke với nhiều công năng tuyệt vời
5. Các vị trí công việc của VFX
Nếu bạn đang tìm kiếm vị trí công việc cho người làm hiệu ứng VFX, trước hết bạn cần phải xác định được mục tiêu và sở trường của bản thân. Vậy các vị trí công việc trong VFX là gì? Dưới đây là một số vị trí khi trở thành một VFX mà bạn có thể tham khảo.
5.1 Phòng mỹ thuật – Art Department
Công việc của phòng mỹ thuật là biến ý tưởng của kịch bản và đạo diễn ở dạng văn bản thành dạng hình ảnh. Điều này giúp cho nhà sản xuất hiểu được bối cảnh nhân vật cùng góc quay dựa trên những hình ảnh đã được vẽ lại ở phòng mỹ thuật.
Từ những văn bản công cụ đã biến thành thước phim sinh động
5.2 Asset Department
Khi làm VFX chúng ta sẽ rất cần nhiều thành phần hình ảnh minh họa. Do đó công việc của Asset Department là sáng tạo các thành phần trong VFX sẽ giúp hoàn thiện bộ phim một cách hiệu quả. Công việc của những người này sẽ thực hiện xuyên suốt từ khâu bắt đầu đến hết hậu kỳ. Các thành phần này sẽ thực hiện từ các chất liệu Modeling Artist,...
Asset Department giúp hoàn thiện bộ phim hiệu quả
5.3 Pre-viz
Pre-viz được viết tắt từ Pre-Visualization đây là công việc biến hình ảnh 2D đã được giao từ phòng mỹ thuật thành dạng phim 3D giản thể. Do đó, công đoạn này làm cho thời gian của quay phim trở nên dài hơn. Bước này có ý nghĩa giúp cho toàn bộ team khâu hậu kỳ và sản xuất có chung hướng nhìn. Từ đó, giúp đạo diễn biết được nên điều chỉnh góc quay ở đâu, thông số thay đổi như thế nào giúp cho bộ phim trở nên chuyên nghiệp và thu hút hơn.
Pre- viz giúp bộ phân thu hút và đến gần hơn với khán giả
5.4 Diễn hoạt – Animation
Nhiệm vụ của phần mềm mô phỏng trong VFX là gì? Nếu đảm nhận công việc của một animation thì bạn có nhiệm vụ thực hiện liên quan đến các chuyển động của vật thể có trong phim ảnh. Điều này giúp cho bộ phim được hoàn thiện, tạo nên được những hình ảnh vô cùng ấn tượng trong mắt khán giả.
Diễn hoạt lại những nhân vật hoạt hình
5.5 Research and Development - Nghiên cứu và phát triển
Những ai đang làm công việc nghiên cứu và phát triển sẽ phải vô cùng tập trung bởi sự khó khăn mà công việc này mang lại. Họ là người tạo ra những phần mềm mới để có thể dễ dàng thích nghi với độ khó công việc. Công việc này yêu cầu nhân sự phải có sự hiểu biết sâu về khoa học máy tính và phải yêu thích, đam mê với công việc.
Nghiên cứu giúp tạo ra những thước phim mê hoặc
5.6 FX Simulation - Mô phỏng
Mô phỏng trong VFX là gì? Trong công đoạn VFX, việc mô phỏng là vô cùng quan trọng. Công việc này có nhiệm vụ mô phỏng lại các hiệu ứng như bụi, cát, lửa, khói, nước,... Những mô phỏng hiệu ứng sẽ làm cho các bộ phim trở nên chân thực và gay cấn hơn.
Phần mềm mô phỏng làm cho hình ảnh bộ phim sống động hơn
5.7 Matchmove
Công đoạn Matchmove chính là mở và lựa chọn các dữ liệu khi quay phim rồi áp dụng lên những đối tượng trong thành phần video có sẵn. Công việc này giúp cho bộ phim được thực hiện mượt mà hơn.
Ứng dụng Matchmove giúp cho cảnh quay thực hiện mượt mà
5.8 Rotoscoping - Tách nhân vật khỏi nền
Mục đích của việc tách nhân vật khỏi nền là giúp tách các nhân vật ra khỏi khung hình. Phương pháp này còn có thể giúp hình ảnh được trở nên hài hòa, đẹp đẽ hơn. Bạn cũng có thể sử dụng công cụ này để tăng vẻ đẹp cho bối cảnh.
Rotoscoping giúp gây sự thu hút, ấn tượng cho người xem
5.9 Ánh sáng – Lighting
Người phụ trách ánh sáng có vai trò quan trọng trong quá trình quay và thiết kế phim ảnh. Họ phải có nhiệm vụ đảm bảo toàn bộ ánh sáng cho các cảnh quay được thực hiện một cách tốt nhất. Từ đó, nó giúp cho hình ảnh giống với mục đích của đạo diễn, tạo ra những thước phim sống động và kích thích được thị giác của người xem.
Hệ thống ánh sáng mang lại thước phim tưởng chừng như có thật ở ngoài đời
5.10 Matte paint
Matte paint có nhiệm vụ giúp tạo nên các nhân vật và bối cảnh cho cảnh quay phim. Để làm được công việc này, bạn phải có năng khiếu vẽ tay tốt và hiểu được bối cảnh một cách nhanh chóng.
Matte paint trong VFX là gì? Nó giúp tạo nên bối cảnh độc đáo
5.11 Compositing
Nhiệm vụ của Compositing là sẽ giúp bộ phim trở nên hoàn hảo bằng cách kết hợp những vật thể 3D không có thật vào những thước phim đã có sẵn. Để đảm nhận công việc này, bạn phải có khiếu thẩm mỹ và thành thạo trong việc sử dụng hình ảnh, màu sắc. Nếu có khả năng nắm bắt tâm lý người xem thì bạn chính là người phù hợp cho vị trí này.
Compositing giúp cho diễn viên tránh được những cảnh quay nguy hiểm
6. Kỹ năng cần có để trở thành một VFX
Kỹ năng cần có để trở thành VFX là gì? Hiện nay, có rất nhiều vị trí khi bạn tham gia vào lĩnh vực này. Để trở thành một VFX xuất sắc bạn phải có nền tảng kiến thức vững chắc trong lĩnh vực thiết kế đồ họa, điện ảnh, máy tính,... Ngoài ra, bạn cũng phải có khả năng tính toán một cách nhanh nhạy để sắp xếp hình ảnh chuyển động một cách logic.
Bên cạnh đó, thì bạn cũng cần một số kỹ năng khác như:
- Có sự hiểu biết về ánh sáng và các bối cảnh phim
- Có khả năng quan sát và tính thẩm mỹ cao
- Có sự sáng tạo và tinh tế trong công việc
Các kỹ năng cần có của VFX là gì?
7. Bắt đầu học VFX cho người mới bắt đầu từ đâu?
Hiện nay, có rất nhiều trung tâm đào tạo chuyên môn về VFX. Những trung tâm này với phương pháp đào tạo đồng bộ bài bản giúp cho người học có cái nhìn chuyên sâu hơn về lĩnh vực VFX. Dưới đây là một số các thông tin về nội dung liên quan đến học VFX này.
Người mới cần nắm chắc kiến thức cơ bản khi làm trong lĩnh vực VFX
- Tìm hiểu về phần mềm kỹ xảo hình ảnh: Để tạo ra được thước phim hoàn chỉnh thì không thể bỏ qua các phần mềm như: Nuke, Autodesk Maya, Houdini,.. Bạn hãy tìm hiểu và cố gắng làm quen với những công cụ này để có những kỹ năng cần thiết.
- Học về các kỹ xảo điện ảnh: Để trở thành một VFX chuyên nghiệm bạn phải nắm chắc được kiến thức nền tảng. Chính vì vậy mà bạn cần tập trung và nắm vững những kiến thức về công nghệ, kỹ xảo, phần mềm,... Điều này giúp cho bạn dễ dàng tiếp cận với công việc hơn.
- Thực hành và xây dựng được Portfolio: Xây dựng portfolio sẽ giúp bạn làm quen với việc tạo ra các dự án với môi trường sử dụng VFX. Đây cũng là cách thể hiện khả năng của bạn cho nhà tuyển dụng và các khách hàng tiềm năng.
- Tìm việc làm hoặc đi thực tập: Việc này giúp bạn được trải nghiệm môi trường làm việc một cách thực tế. Ngoài ra, giúp bạn dễ dàng tiếp cận được các dự án, tích lủy cho bạn được nhiều kinh nghiệm quý báu. Từ đó xây dựng được mạng lưới liên kết trong lĩnh vực VFX này.
Trên đây là câu trả lời của chúng tôi cho câu hỏi VFX là gì? Viewfinder Media với sự phát triển mạnh mẽ, chúng tôi tự tin rằng công ty sẽ là một trong những nhà cung cấp độc quyền và đáng tin cậy. Mọi thắc mắc hãy liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn miễn phí.
>>>> BÀI VIẾT LIÊN QUAN: DOP là gì? Công việc chính và vai trò quan trọng của một D.O.P
Được thành lập vào năm 2008, chúng tôi chuyên sản xuất các chương trình truyền hình, video quảng cáo, quảng cáo truyền hình và các loại nội dung khác. Chúng tôi đã không ngừng cải tiến dịch vụ để trở thành một trong những nhà sản xuất hàng đầu tại Việt Nam. Chúng tôi mang đến cho khách hàng những dịch vụ hoàn hảo và mang lại sự sáng tạo hiệu quả nhất.